I. Nguồn nước
- Nước được cấp từ ao lắng qua ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh cần phải cho qua nhiều lớp túi lọc bằng vải dày và được sát trùng để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào trong ao nuôi.
- Mực nước trong ao tôm thâm canh và bán thâm canh từ (1,2- 1,4m) trở lên ( thích hợp nhất là từ 1,5 m) để môi trường nước trong ao tôm ít biến động giúp hạn chế rủi ro do dịch bệnh.
- Kiểm tra các thông số môi trường ao tôm (độ mặn,pH, oxy, nhiệt độ…) và theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Kiểm tra môi trường ao nuôi
II. Con giống
- Chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị nhiễm các mầm bệnh.
- Tôm giống có kích cỡ lớn (Post 12 trở lên). Tôm giống được thả vào trong vèo ương tôm có mái che nuôi ở mật độ cao (200 - 300 con/m3), sau một tháng mới chuyển tôm ra ngoài nuôi tiếp.
- Mật độ thả tôm phải phù hợp với điều kiện chăm sóc, tôm sú (15 - 20 con/m2), tôm thẻ chân trắng (70 - 80 con/m2).
- Thả giống vào lúc trời mát tránh gây stress cho tôm
Tôm giống khỏe mạnh
- pH: pH thích hợp cho ao nuôi tôm được duy trì từ 7,5-8,5
- Nhiệt độ: nhiệt độ nước thích hợp cho ao nuôi tôm từ 28-30oC
- Độ mặn: độ mặn thích hợp cho sự phát triển của tôm từ 8- 20%o.
- Khống chế hàm lượng khí độc NH3,NO2 ở mức thấp nhất có thể
- Kiểm tra ao tôm thường xuyên
- Phòng bệnh gan tụy: sử dụng các sản phẩm như: Livexime, phanximake, Nhật Song Long…
- Phòng các bệnh đường ruột: Hevarine, Song Long 999, Song Long Septomine…
- Các sản phẩm bổ sung, tăng cường sức đề kháng: Vitamin tổng hợp Nerin, vitamin C70, khoáng SL Grown…
- Các loại chế phẩm sinh học xử lý nước ao nuôi tôm: Men vi sinh SL BZT…