Các loại tảo độc phổ biến trong ao nuôi tôm cá.
- Tảo lam
Tảo Lam (tảo xanh hay vi khuẩn lam): phần lớn dưới dạng tập đoàn hay đa bào hình sợi, hình chuỗi hạt đơn hay phân nhánh. Đại đa số tế bào tảo lam dạng sợi – chuỗi hạt thường có tế bào dị hình (dị bào). Đối với thủy sản tảo lam được xem là tảo độc hại vì một số loài tiết ra chất độc và một số loài thường gây hiện tượng nở hoa trong nước. Trong ao nuôi, khi hàm lượng muối dinh dưỡng cao là điều kiện lý tưởng cho nhóm tảo lam phát triển, tỉ lệ N/P là từ 3-5/1 thì tảo lam sẽ phát triển chiếm ưu thế.
Tảo lam trong ao nuôi tôm.
- Tảo mắt.
Tảo mắt là sinh vật chỉ thị của môi trường nhiễm bẩn hữu cơ, chúng sống trong môi trường phú dưỡng. Tảo mắt chủ yếu phân bố ở các thủy vực nước ngọt, một số ít loài sống ở nước lợ mặn. Tuy nhiên, trong các ao nuôi tôm cá khi đáy ao nhiễm bẩn thường tìm thấy một số loài như Euglena sp., Eutrepteilla sp., Phacusp., Trachaelomonas sp,… Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu trong các ao tù thường là váng tảo mắt.
- Tảo Giáp
Tảo giáp sống chủ yếu ở nước mặn, khoảng 10% sống trong nước ngọt. Chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào hình cầu hay hình sợi, có roi. Nhiều loài có các tấm celuloze bao phủ. Tảo giáp di chuyển rất nhanh trong thủy vực nhờ các tiêm mao xung quanh cơ thể.
Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt ngẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước và nước ao bị phát sáng ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.
Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt ngẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước và nước ao bị phát sáng ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.
Tảo giáp trong ao nuôi tôm
Xử lý tảo độc ao nuôi tôm với SONG LONG 123
Khi ao thừa chất dinh dưỡng, do thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho các loại tảo độc như: tảo lam, tảo mắt, tảo giáp…phát triển mạnh mẽ. Do đó việc đầu tiên chúng ta nên làm là cắt giảm lượng thức ăn xuống khoảng 30-40% so với bình thường.
Nếu tảo phát triển quá mức nên tiến hành thay nước ao nuôi, xi phông đáy ao (nếu được).. thực hiện công tác này sẽ làm giảm bớt mật độ tảo trong ao nuôi cũng như giảm bớt hàm lượng hữu cơ tích tụ dưới đáy ao. Tiến hành xử lý tảo bằng SONG LONG 123 theo các bước sau:
Sử dụng SONG LONG 123 với liều lượng 2kg/1000m3 nước, tạt đều khắp ao vào thời điểm 4-5h sáng.
Sau khi tảo đã được xử lý, dùng men vi sinh SL BZT xử lý liều cao gói 227g/3000-4000m3 nước vào lúc 16-17h chiều để phân hủy xác tảo vừa được xử lý, giúp nước ao sạch hơn và không để ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Trong quá trình nuôi bà con có thể định kỳ 7-10 ngày sử dụng SONG LONG 123 với liều lượng 1-1,5kg/1000m3 nước để ổn định màu nước, ngăn chặn sự phát triển của các loài tảo độc gây hại cho tôm.
Mọi chi tiết liên hệ số hotline: 0914.315.677
Khi ao thừa chất dinh dưỡng, do thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho các loại tảo độc như: tảo lam, tảo mắt, tảo giáp…phát triển mạnh mẽ. Do đó việc đầu tiên chúng ta nên làm là cắt giảm lượng thức ăn xuống khoảng 30-40% so với bình thường.
Nếu tảo phát triển quá mức nên tiến hành thay nước ao nuôi, xi phông đáy ao (nếu được).. thực hiện công tác này sẽ làm giảm bớt mật độ tảo trong ao nuôi cũng như giảm bớt hàm lượng hữu cơ tích tụ dưới đáy ao. Tiến hành xử lý tảo bằng SONG LONG 123 theo các bước sau:
Sử dụng SONG LONG 123 với liều lượng 2kg/1000m3 nước, tạt đều khắp ao vào thời điểm 4-5h sáng.
Sau khi tảo đã được xử lý, dùng men vi sinh SL BZT xử lý liều cao gói 227g/3000-4000m3 nước vào lúc 16-17h chiều để phân hủy xác tảo vừa được xử lý, giúp nước ao sạch hơn và không để ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Trong quá trình nuôi bà con có thể định kỳ 7-10 ngày sử dụng SONG LONG 123 với liều lượng 1-1,5kg/1000m3 nước để ổn định màu nước, ngăn chặn sự phát triển của các loài tảo độc gây hại cho tôm.
Mọi chi tiết liên hệ số hotline: 0914.315.677