Một trong số những nguyên nhân chính tạo nên phèn chính là đất tại vùng đào ao nuôi tôm có chứa hàm lượng sulfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của Vi sinh vật nên sulfat bị khử, từ đó gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) có trong trầm tích tạo thành chất FeS2.
Dấu hiệu nhận biết ao bị nhiễm phèn:
- Dấu hiệu cho biết vùng đất nhiễm phèn thường có màu xám đen, vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao, khi phơi khô đất thường có phấn trắng, đối với ao nuôi tôm trên những vùng đất như thế này thì việc xử lý phèn sẽ rất vất vả.
- Nước ao trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt, có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra không có tảo phát triển. nhất là sau khi mưa mà có hiện tượng này sảy ra,
- Toàn bộ thân tôm chuyển từ màu sáng trong sang màu vàng nhạt đến vàng đậm, sờ vào vỏ tôm có cảm giác cứng hơn bình thường, đồng thời, mang tôm chuyển sang màu vàng và sơ cứng lại. Tôm khó lột xác và bắt đầu bỏ ăn sau những trận mưa kéo dài, nếu ao bị phèn nặng tôm sẽ dạt bờ và chết rải rác, do ngạt thở bởi phèn bám nhiều vào mang tôm cản trở quá trình hô hấp của tôm.
- Khi kiểm tra thấy pH và kiềm trong ao giảm thấp.
hinh1: Ao tôm bị nhiễm phèn
hình 2: Tôm bị nhiễm phèn
Tác hại của phèn trong ao nuôi tôm:
- Phèn sẽ tác động xấu đến môi trường nước cũng như đến tôm trong ao nuôi, đất phèn thường đi đôi với pH thấp, lượng canxi cũng rất ít làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước, làm tôm khó lột vỏ nên ảnh hướng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ của loài giáp xác như tôm, tạo nên hiện tượng tôm bị mềm vỏ, hoặc tôm bị lột vỏ không hoàn toàn, bị dính vỏ ở tôm nhỏ làm cho tỉ lệ sống của tôm không cao.
- Đất phèn tạo ra môi trường acid ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể, làm tôm chậm lớn. Nước phèn làm giảm khả năng gắn kết giữa ôxy và hợp chất Hb (Hemoglobin) trong máu, quá trình hô hấp tăng cao làm cho tôm mất nhiều năng lượng hơn từ đó giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi.
- Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt khi tôm còn nhỏ. Ngoài ra ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó rất khó gây màu nước ao nuôi tôm. thông thường ao nuôi bị nhiễm phèn màu nước sẽ thay đổi thường xuyên do sự biến động của tảo.
Một số công tác phòng tránh ao tôm bị nhiễm phèn như sau:
- Đối với ao nuôi bị nhiễm phèn tiềm tàng trong đất thì bà con cần lưu ý không nên phơi ao quá lâu sẽ tạo ra các vết nứt lớn gây hiện tượng xì phèn.
- Trong quá trình nuôi bà con cần bón lân cho đáy ao nuôi khu vực bị nhiễm phèn để tăng hàm lượng phospho khử sắt và giảm phèn, tuy nhiên cách này lại làm hàm lượng các tảo độc như tảo lam, tảo giáp chiếm ưu thế, phải thêm 1 bước xử lý tảo sau khi xử lý phèn.
- Bón vôi vào đáy ao nuôi để tăng pH, giảm phèn tuy nhiên cần bón buổi chiều mát.
- Sau mỗi trận mưa, nước mưa chứa một lượng acid nhất định và lượng phèn xì trên bờ có thể theo nước mưa xuống ao, làm giảm pH đột ngột. vì vậy trước khi mưa nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao, sau khi mưa phải kiểm tra lại yếu tố môi trường và xử lý ngay.
- Định kỳ 5-7 ngày sử dụng SL PLU888 liều 2kg/1000m3 nước để hạn chế phèn tối đa.
Cách xử lý khi ao nuôi tôm bị nhiễm phèn:
- Khi ao nuôi tôm bị nhiễm phèn bà con cần xử lí ngay bằng sản phẩm SL PLU888 liều 2kg/1000m3 nước lúc 1h - 2h chiều, của Công ty CP Song Long Khánh Hòa, vừa sử dụng tiện lợi vừa mang lại hiệu quả cao từ đó nâng cao lợi nhuận cho bà con nuôi tôm.
- Phèn sẽ tác động xấu đến môi trường nước cũng như đến tôm trong ao nuôi, đất phèn thường đi đôi với pH thấp, lượng canxi cũng rất ít làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước, làm tôm khó lột vỏ nên ảnh hướng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ của loài giáp xác như tôm, tạo nên hiện tượng tôm bị mềm vỏ, hoặc tôm bị lột vỏ không hoàn toàn, bị dính vỏ ở tôm nhỏ làm cho tỉ lệ sống của tôm không cao.
- Đất phèn tạo ra môi trường acid ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể, làm tôm chậm lớn. Nước phèn làm giảm khả năng gắn kết giữa ôxy và hợp chất Hb (Hemoglobin) trong máu, quá trình hô hấp tăng cao làm cho tôm mất nhiều năng lượng hơn từ đó giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi.
- Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt khi tôm còn nhỏ. Ngoài ra ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó rất khó gây màu nước ao nuôi tôm. thông thường ao nuôi bị nhiễm phèn màu nước sẽ thay đổi thường xuyên do sự biến động của tảo.
Một số công tác phòng tránh ao tôm bị nhiễm phèn như sau:
- Đối với ao nuôi bị nhiễm phèn tiềm tàng trong đất thì bà con cần lưu ý không nên phơi ao quá lâu sẽ tạo ra các vết nứt lớn gây hiện tượng xì phèn.
- Trong quá trình nuôi bà con cần bón lân cho đáy ao nuôi khu vực bị nhiễm phèn để tăng hàm lượng phospho khử sắt và giảm phèn, tuy nhiên cách này lại làm hàm lượng các tảo độc như tảo lam, tảo giáp chiếm ưu thế, phải thêm 1 bước xử lý tảo sau khi xử lý phèn.
- Bón vôi vào đáy ao nuôi để tăng pH, giảm phèn tuy nhiên cần bón buổi chiều mát.
- Sau mỗi trận mưa, nước mưa chứa một lượng acid nhất định và lượng phèn xì trên bờ có thể theo nước mưa xuống ao, làm giảm pH đột ngột. vì vậy trước khi mưa nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao, sau khi mưa phải kiểm tra lại yếu tố môi trường và xử lý ngay.
- Định kỳ 5-7 ngày sử dụng SL PLU888 liều 2kg/1000m3 nước để hạn chế phèn tối đa.
Cách xử lý khi ao nuôi tôm bị nhiễm phèn:
- Khi ao nuôi tôm bị nhiễm phèn bà con cần xử lí ngay bằng sản phẩm SL PLU888 liều 2kg/1000m3 nước lúc 1h - 2h chiều, của Công ty CP Song Long Khánh Hòa, vừa sử dụng tiện lợi vừa mang lại hiệu quả cao từ đó nâng cao lợi nhuận cho bà con nuôi tôm.
hình 3: sản phẩm SL PLU888 khử phèn.
Qua bài viết này, Song Long Khánh Hòa hy vọng góp phần để giúp bà con hiểu hơn về nguyên nhân, tác hại và cách xử lý phèn trong ao nuôi hiệu quả. khi cần tư vấn, bà con gọi ngay tới tổng đài 0914.315.677 để được hỗ trợ kịp thời.
Kính chúc bà con có một vụ nuôi thật thành công!!!