02862 602 111 - 0914 315 677         ctysonglongkh@gmail.com      Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.
HOTLINE
0914 315 677
      
Kinh nghiệm nuôi thủy sản

Xử lý các vấn đề xảy ra trong mùa mưa

Những cơn mưa lớn và kéo dài ảnh hưởng các yếu tố môi trường nước ao, giảm khả năng miễn dịch của tôm, làm tôm dễ nhiễm bệnh hơn.


Rải vôi, xử lý nước sau mỗi trận mưa.

Chuẩn bị ao nuôi

Ở các vùng đất phèn, mưa lớn sẽ gây rửa trôi phèn từ đáy ao và bờ/rãnh. Do đó các ao nên được rải vôi hoặc dội rửa mạnh ít nhất một lần cho đến khi pH nước cao hơn 7. Nên tiếp tục sử dụng phân bón hoặc vôi.

Động vật tạp

Nếu ao và nước đã được chuẩn bị trước quá sớm khi thả giống, có thể quan sát thấy động vật ăn thịt như tôm rảo/tôm đất Metapenaeus, tôm nước ngọt hoặc cá có vây phát triển nhanh hơn vào mùa mưa. Đây là những sinh vật có khả năng mang mầm bệnh vào ao (kể cả virus), có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của tôm. Vì vậy, cần có biện pháp loại bỏ hoặc chuẩn bị lại ao.

Giai đoạn thả giống

Nên thả tôm giống vào buổi sáng. Bởi thời điểm này, mưa thường xuất hiện vào buổi trưa chiều hoặc buổi tối, rửa  trôi phèn trên bờ xuống ao. Khi đó, pH ao nuôi sẽ giảm và khả năng gây tỷ lệ chết cao cho tôm giống vì chúng mới được thả nên khả năng thích nghi kém sau quá trình vận chuyển. Bón vôi CaCO3 thường xuyên trên bờ/mương ao sẽ giảm thiểu vấn đề này.

Tôm nổi đầu

Sau khi mưa lớn, quan sát thấy tôm trên bề mặt ao, đặc biệt là ở các vùng nuôi đất phèn hoặc trong ao cũ hoặc sâu có tuần hoàn nước kém. Lượng mưa lớn có thể khiến cho pH nước trong ao giảm, thường pH ở khoảng 8, pH của nước mưa thường ở khoảng 6,5 - 7,0. Mưa sẽ trực tiếp làm giảm pH khoảng 0,3 - 1,5 trong một thời gian rất ngắn, gây ra sự giảm sút ngay lập tức hoạt động của thực vật phù du. Điều này cũng đồng nghĩa là độc tính của khí Hydrogen Sulfide (H2S) tích tụ ở đáy ao tăng lên, khiến cho tôm yếu và nổi lên bề mặt. Để giải quyết vấn đề này, nước đáy ao nên được tháo ra và hòa vôi rải đều khắp ao để tăng pH nước trên 7,5. Sau đó giảm lượng thức ăn cho đến khi quan sát thấy tôm bình thường trong các sàng ăn.

Ôxy hòa tan thấp

Trong ao, thường có hai nguồn ôxy hòa tan (DO): từ các máy sục khí và từ thực vật phù du. Trong suốt giai đoạn mưa kéo dài, hoạt động của thực vật phù du sẽ chậm lại vì có ít ánh sáng mặt trời. Việc này là không mong muốn; tuy hoạt động của tôm giảm do những thay đổi nhiệt độ nhưng nhu cầu ôxy của tôm vẫn còn cao hoặc như bình thường. Các sục khí cung cấp ôxy hòa tan và nếu nước không được trộn đều đúng cách, hiện tượng phân tầng nước ao sẽ xảy ra. Lớp nước ngọt (phân tầng) trên bề mặt ao khiến cho ôxy khó hòa tan vào phần nước còn lại. Mức DO có thể giảm từ 4 ppm xuống 2 ppm và sau đó đến 1,5 ppm trong nửa giờ nếu không hành động ngay lập tức. Vì vậy, trong giai đoạn này, quạt nước cần được đảm bảo vận hành một cách tối đa.

Độ trong

Vấn đề này thường tồn tại ở các khu vực đất phèn hoặc đất cát, chủ yếu do độ kiềm thay đổi nhanh chóng và mức cacbon dioxide trong nước ao sau khi mưa lớn, khiến quần thể thực vật phù du giảm đột ngột. Để giải quyết vấn đề này, nước ao nên được gây màu lại hoặc bổ sung nước xanh có chứa mật độ tảo dày từ ao gần kề, kênh mương tháo nước. Tiếp đó nên sử dụng vôi CaCO3 hằng ngày hoặc hai ngày/lần cùng với bón phân.

Nhiều chất rắn lơ lửng

Ở khu vực đất cát hoặc cát, sẽ luôn có nhiều hạt keo lơ lửng trong ao sau khi mưa lớn. Để loại bỏ các hạt rắn lơ lửng này, nên tháo nước nhiều và tiếp theo sử dụng vôi với lượng 62 - 125 kg/ha/ngày không sục khí vào ban ngày. Nếu các hạt này vẫn còn trong vòng 2 - 3 ngày, nên dùng chất tạo kết tủa trước khi thay nước. Trong quá trình xử lý này, người nuôi cũng cần giảm cho ăn khoảng 20 - 50% vì chất tạo kết tủa có thể ảnh hưởng việc cho tôm ăn.

Bệnh mềm vỏ

Ở các khu vực đất phèn và độ kiềm thấp (dưới 50 ppm), đặc biệt là sử dụng nước từ các kênh rạch, tôm có thể mềm vỏ, không thể lột vỏ và có các chân ngực bất thường. Tôm không thể ăn được do mất cân bằng về khoáng. Khuyến cáo nên sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite trong suốt 50 ngày đầu thả giống.

>> Ngoài những vấn đề trên, người nuôi cần thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm, chất lượng nước và kịp thời xử lý các vấn đề. Vị trí lắp đặt và quản lý các thiết bị sục khí đúng cách  cũng giảm bớt ảnh hưởng xấu cho tôm.

Theo: Contom.vn
Facebook
Tin tức mới
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về ...
So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng
Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và ...
Sản phẩm mới
KHOÁNG SL_SUPER PRO
– Bổ sung khoáng đa vi lượng giúp tôm chuyển hóa tốt ...
SONG LONG SEPTOMINE - ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ, XUẤT HUYẾT, PHỒNG ĐỎ ĐƯỜNG RUỘT
Khi phát hiện tôm hoại tử, xuất huyết ở đường ruột , ...
KHOÁNG SL_SUPER PRO
– Bổ sung khoáng đa vi lượng giúp tôm chuyển hóa tốt ...
PHANXIMAKE -  ĐIỀU TRỊ NHIỄM ĐỘC TỐ GAN
– Chữa bệnh sưng gan, phù nề gan thận, nhiễm độc tố ...
VƯƠNG BÁCH THẢO - ĐIỀU TRỊ NẤM THÂN, ĐỤC CƠ, ĐƯỜNG RUỘT PHỒNG TO VÀ CÓ MỦ
– Phòng và điều trị có hiệu quả nấm thân, đục cơ, ...
Hỗ trợ trực tuyến

Phòng CSKH: 0914 315 677

ĐT: 02862 602 111


Chất lượng hàng đầu - Thịnh vượng bền lâu

Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN SONG LONG KHÁNH HÒA
ĐT: 0862 602 111 - 0914 315 677
Email: ctysonglongkh@gmail.com
Địa chỉ: Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.Giấy CNĐKKD và MSDN: 4201566755 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 22/7/2013
Thống kê truy cập
007917977
Đang online: 6