· Biểu hiện bệnh
Bệnh cong thân, đục cơ thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi trở lên, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.
Bệnh hoại tử cơ biểu hiện ban đầu: phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể, ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao.
· Các nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do sốc môi trường
+ Thường xảy ra khi nhấc nhá (sàn, vó) lên khỏi mặt nước vào ban ngày, khi nhiệt độ rất nóng, chài tôm khi trời nắng nóng. Tôm nhảy lên và búng mạnh, rồi sau đó một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng.
+ Khi tắt toàn bộ quạt nước lúc cho tôm ăn rồi bật quạt chạy trở lại, việc các dàn quạt hoạt động trở lại có thể khiến tôm "giật mình" và nhiều con nhảy lên mặt nước tạo thành "làn sóng" chạy dọc theo ao. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc khuya, một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ, thường thì người nuôi không chú ý đến hiện tượng này và đến ngày hôm sau mới phát hiện có tôm chết ở trong ao. Vấn đề này thường xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và trong ao có nhiều loài tảo giáp phát triển, mật độ tảo giáp cao làm cho nước có màu nâu đỏ và tôm yếu đi.
+ Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress và một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường như màu cam hoặc màu đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết, những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.
Bệnh do thiếu oxy
Lượng Oxy hòa tan trong nước thấp nếu như không lắp đủ các dàn quạt nước tương ứng với số tôm trong ao. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tăng lên trong suốt vụ nuôi và đây là nguyên nhân làm lượng oxy trong nước giảm xuống thấp, chất thải hữu cơ tích tụ trong ao sẽ được vi sinh phân huỷ và hoạt động sống của chúng cần lượng lớn oxy. Khi trời có nhiều mây mù hoặc mưa trong vài ngày liên tục, tảo sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không tạo ra nhiều oxy, trong khi đó, mọi sinh vật sống trong ao bao gồm tôm, tảo và vi sinh vật đều sử dụng oxy, oxy hoà tan trong nước không đều và rất thấp ở giữa ao, đặc biệt là những ao không có sự trao đổi nước thường xuyên và thả tôm mật độ cao.
Bệnh do thiếu các khoáng chất thiết yếu như: Ca, Mn, P, Mg, ...
Bệnh do virus
Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 - 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể, nhưng nguyên nhân không phải do stress mà thường do vi bào tử trùng (Microsporidian). Ngoài ra, tôm nhiễm virus (IMNV - Infectiuos Myonecrosis Virus) cũng có thể chuyển sang trắng đục. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Tỷ lệ chết tích lũy khá cao, khoảng 40 – 70%
· Phòng và điều trị bệnh:
· Phòng bệnh:
Khi nuôi tôm bà con cần lưu ý tránh kiểm tra tôm, chài tôm, sang thưa ao vào lúc trời nắng. Cung cấp đầy đủ Oxy cho ao, tránh làm tôm sốc đột ngột. Ngoài yếu tố môi trường ra, bệnh đục cơ, cong thân, nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép.
Trong quá trình nuôi bà con dùng ĐẠI THIỆT THẢO diệt khuẩn định kỳ 5-7 ngày dùng 1 lần, liều dùng 1lit/1000m3 nước, kết hợp cho ăn VƯƠNG BÁCH THẢO định kỳ 5-7 ngày dùng 01 ngày, ngày 02 cữ, liều dùng 25ml/1kg thức ăn. Việc dùng thuốc định kỳ sẽ tăng sức đề kháng, giúp tôm giảm nguy cơ nhiễm bệnh
· Trị bệnh:
Dùng ĐẠI THIỆT THẢO 2l/1000m3, VƯƠNG BÁCH THẢO 2 lít/1000m3 tạt xuống ao cho quạt chạy đều. Trộn cho ăn VƯƠNG BÁCH THẢO 50-70ml/kg thức ăn, ngày 3 cữ, liên tục 3 ngày. Đánh khoáng SL GROWN liều 2-5kg/1000m3 nước và vôi nông nghiệp 5-7kg/1000m3 nước vào lúc 21 – 22h trong vòng 3 đêm liên tục.
Bệnh do sốc môi trường
+ Thường xảy ra khi nhấc nhá (sàn, vó) lên khỏi mặt nước vào ban ngày, khi nhiệt độ rất nóng, chài tôm khi trời nắng nóng. Tôm nhảy lên và búng mạnh, rồi sau đó một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng.
+ Khi tắt toàn bộ quạt nước lúc cho tôm ăn rồi bật quạt chạy trở lại, việc các dàn quạt hoạt động trở lại có thể khiến tôm "giật mình" và nhiều con nhảy lên mặt nước tạo thành "làn sóng" chạy dọc theo ao. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc khuya, một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ, thường thì người nuôi không chú ý đến hiện tượng này và đến ngày hôm sau mới phát hiện có tôm chết ở trong ao. Vấn đề này thường xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và trong ao có nhiều loài tảo giáp phát triển, mật độ tảo giáp cao làm cho nước có màu nâu đỏ và tôm yếu đi.
+ Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay sang ao, một số tôm sẽ bị stress và một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục, hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường như màu cam hoặc màu đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết, những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.
Bệnh do thiếu oxy
Lượng Oxy hòa tan trong nước thấp nếu như không lắp đủ các dàn quạt nước tương ứng với số tôm trong ao. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tăng lên trong suốt vụ nuôi và đây là nguyên nhân làm lượng oxy trong nước giảm xuống thấp, chất thải hữu cơ tích tụ trong ao sẽ được vi sinh phân huỷ và hoạt động sống của chúng cần lượng lớn oxy. Khi trời có nhiều mây mù hoặc mưa trong vài ngày liên tục, tảo sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không tạo ra nhiều oxy, trong khi đó, mọi sinh vật sống trong ao bao gồm tôm, tảo và vi sinh vật đều sử dụng oxy, oxy hoà tan trong nước không đều và rất thấp ở giữa ao, đặc biệt là những ao không có sự trao đổi nước thường xuyên và thả tôm mật độ cao.
Bệnh do thiếu các khoáng chất thiết yếu như: Ca, Mn, P, Mg, ...
Bệnh do virus
Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 - 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể, nhưng nguyên nhân không phải do stress mà thường do vi bào tử trùng (Microsporidian). Ngoài ra, tôm nhiễm virus (IMNV - Infectiuos Myonecrosis Virus) cũng có thể chuyển sang trắng đục. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Tỷ lệ chết tích lũy khá cao, khoảng 40 – 70%
· Phòng và điều trị bệnh:
· Phòng bệnh:
Khi nuôi tôm bà con cần lưu ý tránh kiểm tra tôm, chài tôm, sang thưa ao vào lúc trời nắng. Cung cấp đầy đủ Oxy cho ao, tránh làm tôm sốc đột ngột. Ngoài yếu tố môi trường ra, bệnh đục cơ, cong thân, nguyên nhân chính là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép.
Trong quá trình nuôi bà con dùng ĐẠI THIỆT THẢO diệt khuẩn định kỳ 5-7 ngày dùng 1 lần, liều dùng 1lit/1000m3 nước, kết hợp cho ăn VƯƠNG BÁCH THẢO định kỳ 5-7 ngày dùng 01 ngày, ngày 02 cữ, liều dùng 25ml/1kg thức ăn. Việc dùng thuốc định kỳ sẽ tăng sức đề kháng, giúp tôm giảm nguy cơ nhiễm bệnh
· Trị bệnh:
Dùng ĐẠI THIỆT THẢO 2l/1000m3, VƯƠNG BÁCH THẢO 2 lít/1000m3 tạt xuống ao cho quạt chạy đều. Trộn cho ăn VƯƠNG BÁCH THẢO 50-70ml/kg thức ăn, ngày 3 cữ, liên tục 3 ngày. Đánh khoáng SL GROWN liều 2-5kg/1000m3 nước và vôi nông nghiệp 5-7kg/1000m3 nước vào lúc 21 – 22h trong vòng 3 đêm liên tục.
Trên đây là những dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phòng và trị bệnh khi tôm mắc phải bệnh cong thân đục cơ chúng tôi xin chia sẻ với bà con.
Kính chúc bà con mùa vụ bội thu!
Kính chúc bà con mùa vụ bội thu!