02862 602 111 - 0914 315 677         ctysonglongkh@gmail.com      Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.
HOTLINE
0914 315 677
      
Kinh nghiệm nuôi thủy sản

TÔM CHẾT ĐỎ AO DO NHIỄM BỆNH GAN TRẮNG - GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ XỬ LÝ HIỆN NAY?

Tôm chết đỏ ao do nhiễm bệnh ‘gan trắng’
Theo nhiều chủ ao tại Trà Vinh, tôm nhiễm bệnh lạ có dấu hiệu bỏ ăn, nổi lờ đờ, đặc biệt, gan tụy có màu trắng bạch, dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Bị thiệt hại do dịch bệnh cùng giá cả tuột dốc nhiều nông dân nuôi tôm tại Trà Vinh đã quyết định treo ao. Ảnh: Hồ Thảo.
Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, hơn 1 tháng nay, gần 55 triệu con tôm giống bị thiệt hại, nâng số tôm nuôi bị thiệt hại từ đầu năm đến nay lên 700 triệu con với hơn 1.700ha diện tích ao nuôi bị ảnh hưởng.
Qua ghi nhận thực tế tại thị xã Duyên Hải, nhiều chủ ao thông tin, gần đây đã xuất hiện loại bệnh lạ khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Nông dân tạm gọi là bệnh “gan trắng” bởi khi nhiễm bệnh con tôm có triệu chứng bỏ ăn, lờ đờ, màu sắc nhợt nhạt… Đặc biệt, gan tụy tôm bệnh có màu trắng bệch.
Ông La Văn Sớm, ở ấp 11, xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải chia sẻ, cả tháng nay gia đình ông mất ăn mất ngủ bởi trong số 10 ao tôm của ông, đã có 4 ao bị nhiễm bệnh.
Theo ông Sớm, bệnh “gan trắng” xuất hiện ở giai đoạn tôm nuôi từ 10-30 ngày tuổi, và tốc độ lây lan rất nhanh. Buổi sáng ông thăm ao thấy một vài con nổi đầu, nhưng chỉ vài giờ sau tôm chết đã nổi đỏ cả ao. Ông Sớm ước tính gia đình thiệt hại gần 500 triệu do tôm bệnh.
Tương tự, theo nhiều chủ ao có tôm nuôi giai đoạn dưới 1 tháng tuổi, tại huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú cho biết, tôm cũng bị nhiễm bệnh “gan trắng” như ông Sớm.
Theo người dân hiện có nghi vấn nguồn gốc bệnh “gan trắng” trên tôm có thể xuất phát từ một loại dời (có nguồn gốc từ Trung Quốc) được sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ ở trang trại giống.
Ông Lâm Ngọc Ánh, có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi tôm ở ấp Nhì, xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang lý giải, nếu tôm chết dưới 30 ngày tuổi, khả năng cao từ trại giống tôm đã bị nhiễm bệnh.
Ông Ánh đề xuất chính quyền địa phương nên tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các công ty cung cấp con giống kém chất lượng. Ông mong muốn cán bộ thú y tăng cường lấy mẫu để xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn người nuôi cách khắc phục tình trạng này. Đồng thời lão nông cũng đề xuất địa phương có chính sách hỗ trợ cho những hộ nuôi tôm gặp tổn thất nghiêm trọng.
Ông Diệp Thành Toàn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh xác nhận: Qua công tác thực tế tại địa phương chúng tôi ghi nhận có xuất hiện bệnh mới trên tôm như thông tin người dân cung cấp. Bệnh này với tốc độ lây lan rất nhanh và gây thất thoát nặng nề cho người nuôi. Hiện, cán bộ trung tâm cần thời gian nghiên cứu để xác định nguyên nhân và hướng giải quyết.
Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh xác nhận xuất hiện bệnh mới trên tôm với tốc độ lây lan nhanh gây hiện tượng tôm chết hàng loạt. Ảnh: Hồ Thảo.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, đến nay công tác quản lý dịch bệnh vẫn đảm bảo. Sở đã tổ chức 69 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản cho hơn 2.000 lượt hộ. Cán bộ thú y đang duy trì việc lấy mẫu tại các hộ nuôi tôm, công tác giám sát chất lượng nguồn tôm giống ngoài tỉnh vẫn đang tiến hành…
Thạc sĩ Nguyễn Công Thức, Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh thông tin, bệnh “gan trắng” trên tôm hiện chưa thể xác định nguyên nhân, nguồn gốc. Chi cục Chăn nuôi và thú y đang tiến hành lấy mẫu gửi đến cơ quan chuyên môn xác định chính xác sẽ thông tin thông thêm.
Hiện tại, hộ nuôi tôm nên báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y khi phát hiện dịch bệnh để phối hợp lấy mẫu. Để phòng tránh nông dân cần thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của tôm nuôi và thực hiện các biện pháp vệ sinh ao nuôi, xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Ngoài ra, chủ ao cần tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và nâng cao ý thức để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Theo ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, người nuôi không nên quá bi quan, nên chọn phương án nuôi trồng an toàn để giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu. Thời tiết tại ĐBSCL đang vào mùa mưa cùng với triều cường dâng trên các sông, là yếu tố bất lợi về môi trường nước, tác động rất xấu đến sức khỏe tôm nuôi và dễ gây ra dịch bệnh.

Người nuôi nên tạm ngừng thả giống tôm thẻ và tôm sú một thời gian để cải thiện môi trường ao nuôi. Đối với hộ nuôi tôm ao đất, ông Đông đề xuất nông dân chuyển đổi sang nuôi một số loại thủy sản khác để cải thiện thu nhập.
Bà con nên chủ động phòng bệnh ngay từ lúc bắt đầu vụ nuôi, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để tăng sức khỏe tôm, bảo vệ gan... Một số gợi ý khi bà con thả tôm nên kết  hợp sử dụng các sản phẩm của Song Long Khánh Hòa như sản phẩm LIVEXIME để phòng gan và kết hợp diệt khuẩn bằng sản phẩm diệt khuẩn Đại Thiệt Thảo... Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra, duy trì các yếu tố môi trường: pH, oxy, khí độc... ở ngưỡng thích hợp.
Ảnh: Phác đồ phòng bệnh gan của Song Long Khánh Hòa.
Mọi thông tin thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 5656 81.
Xin chúc quý bà con nuôi tôm thắng lợi.

 
Facebook
Sản phẩm mới
YUCCA USA 100 - KHỬ ĐỘC LÀM SẠCH NƯỚC
Hấp thụ khí độc NH3 cải thiện môi trường nước ao nuôi.
YUCCA USA 100 - KHỬ ĐỘC LÀM SẠCH NƯỚC
Sản phẩm cải thiện chất lượng nước giảm các độc tố như ...
LÂM SINH THẢO -  CHUYÊN PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐA BỆNH VỀ GAN CHO TÔM
– Phòng và điều trị các bệnh về gan trên tôm: sưng ...
PHAXIMAKE -  ĐIỀU TRỊ NHIỄM ĐỘC TỐ GAN,  HOẠI TỬ GAN  TRÊN TÔM
– Chữa bệnh sưng gan, phù nề gan thận, nhiễm độc tố ...
SIÊU TỐC SONG LONG 999 -  ĐIỀU TRỊ ĐƯỜNG RUỘT CẤP TÍNH
– Chống còi, giúp tôm, cá giải độc tốt. – Điều trị đường ...
Hỗ trợ trực tuyến

Phòng CSKH: 0914 315 677

ĐT: 02862 602 111


Chất lượng hàng đầu - Thịnh vượng bền lâu

Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN SONG LONG KHÁNH HÒA
ĐT: 0862 602 111 - 0914 315 677
Email: ctysonglongkh@gmail.com
Địa chỉ: Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.Giấy CNĐKKD và MSDN: 4201566755 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 22/7/2013
Thống kê truy cập
007884498
Đang online: 5