Sơ lược về các loại tảo đỏ (tảo giáp) trong ao nuôi
- Tảo giáp (tảo hai roi) sống chủ yếu ở nước mặn, có khoảng 10% sống trong nước ngọt. 50% sống tự dưỡng còn lại sống dị dưỡng.
- Có khoảng 2000 loại tảo giáp được biết đến, trong đó có 60 loài có khả năng sản sinh độc tố phức tạp, là một nhóm tảo rất bền. Sự bùng nổ của quần thể hoặc nở hoa khi gặp điều kiện thuận lợi làm cho cá và động vật có vỏ nhiễm bẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và động vật như Gymnodinium, Peridium, Ceratium, Protoperidinium, Alexandrium, Chaetoceros,…
- Tảo giáp chiếm ưu thế trong ao nuôi tôm là do nguồn nước cấp từ ngoài vào, các chất dinh dưỡng dư thừa trong ao, đáy ao dơ. Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao sẽ làm nước ao có màu đỏ, mặt nước sẽ có nhiều váng màu nâu đỏ.
Tác hại của tảo đỏ trong ao nuôi tôm
- Khi tôm ăn phải loại tảo giáp này sẽ không thể tiêu hóa được do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột.
- Khi mật độ tảo giáp cao sẽ làm cho tôm bị nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu Oxy trong nước và ao bị phát sáng ảnh hưởng lớn đến tập tính sống của tôm nuôi.
Phòng ngừa tảo đỏ trong ao nuôi tôm hiệu quả
+ Tránh lấy nước vào ao nuôi tôm trong giai đoạn tảo nở hoa từ các nguồn nước ở lân cận.
+ Quan sát nguồn nước thấy có hiện tượng nở hoa thì không nên cấp vào ao mà nên chọn nguồn nước thích hợp.
+ Quản lý cho ăn: thường xuyên quan sát tình trang ăn của tôm để điều chỉnh cho phù hợp tránh dư thừa làm nước ao nuôi ô nhiễm tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh
Nguồn: Tổng hợp