Những vấn đề quan trọng cần lưu ý đó là:
1. Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả
- Phải có ao lắng dự trữ đủ nước để sẵn sàng thay nước cho ao nuôi khi cần
- Xử lý nước đúng quy trình trước khi cấp vào ao nuôi
- Không nuôi tôm với mực nước quá cạn
Xử lý ao tôm trong mùa mưa
- Vào mùa mưa chỉ nên thả tôm với mật độ vừa phải
- Đối với tôm Sú chỉ nên thả với mật độ <25 con/m2
- Đối với tôm Thẻ chân trắng chỉ nên thả với mật độ <100 con/m2
3. Lắp đặt hệ thống quạt nước, oxy đáy ao.
- Lắp đặt hệ thống quạt nước theo đúng yêu cầu kĩ thuật
- Lắp đặt hệ thống oxy đáy ao: bằng ống nhựa hoặc đá bọt.
4. Xử lí ao nuôi trước mưa và trong khi mưa
- Chuẩn bị sẵn hóa chất xử lý cho ao nuôi khi trời mưa như: Vôi, dolomite, oxy viên, vitamin C, khoáng tạt (khoáng SL-GROWN)
- Bón vôi trên bờ trước khi mưa để tránh giảm pH đột ngột khi mưa xuống
- Tạt Vitamin C, khoáng xuống ao để chống sốc cho tôm.
- Cần chuẩn bị oxy viên để đánh xuống ao khi mưa, nhằm đảm bảo lượng oxy trong ao, liều lượng 2-3kg/1000m3 nước.
5. Kiểm tra hoạt động của tôm và môi trường ao tôm, xử lý sau mưa
- Kiểm tra hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhá…nếu đường ruột tôm yếu nên sử dụng các loại thuốc như HEVARINE, SIÊU TỐC SONG LONG 999, SONG LONG SEPTOMIN, MEN TIÊU HÓA trộn cho ăn để ổn định đường ruột. Đồng thời tăng cường khoáng và VTM C để tăng sức đề kháng cho tôm.
- Kiểm tra pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn và xử lí ngay.
Nếu pH, kiềm giảm thấp có thể hòa vôi nóng, vôi đôlômit liều tạt xuống ao đưa pH, kiềm về khoảng ổn định.
- Trường hợp nước ao bị đục lợn cợn sau mưa bà con có thể dùng thêm SL PLU 888 đánh xuống ao liều 1,5-2kg/1000m3 nước để lắng lọc các chất hữu cơ lơ lững sau 2 giờ dùng thêm men vi sinh SL BZT để phân hủy nền đáy ao, bổ sung hệ vi sinh có lợi cho ao nuôi
- Tăng cường quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.
Khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng, cống.
- Kiểm tra khí độc trong ao nuôi tôm và xử lí bằng cách sử dụng zeolite, yucca, men vi sinh SL BZT hoặc thay bớt nước tầng đáy.
6. Lượng thức ăn cho tôm khi trời sắp mưa, trong khi mưa và sau mưa
Khi sắp mưa cần giảm lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn nếu mưa đến gần. Sau khi mưa dứt thì mới bắt đầu cho tôm ăn trở lại nhưng lượng thức ăn giảm từ 30-50% so với bình thường do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột làm tôm bị sốc, giảm ăn. trong khi mưa không nên cho tôm ăn. Nếu cho tôm ăn dư thừa sẽ làm tăng chi phí nuôi, hơn nữa làm ô nhiễm môi trường nước, dẫn đến sự nở hoa của tảo, tăng khí độc…
Khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng, cống.
- Kiểm tra khí độc trong ao nuôi tôm và xử lí bằng cách sử dụng zeolite, yucca, men vi sinh SL BZT hoặc thay bớt nước tầng đáy.
6. Lượng thức ăn cho tôm khi trời sắp mưa, trong khi mưa và sau mưa
Khi sắp mưa cần giảm lượng thức ăn hoặc ngưng cho ăn nếu mưa đến gần. Sau khi mưa dứt thì mới bắt đầu cho tôm ăn trở lại nhưng lượng thức ăn giảm từ 30-50% so với bình thường do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột làm tôm bị sốc, giảm ăn. trong khi mưa không nên cho tôm ăn. Nếu cho tôm ăn dư thừa sẽ làm tăng chi phí nuôi, hơn nữa làm ô nhiễm môi trường nước, dẫn đến sự nở hoa của tảo, tăng khí độc…
Một số sản phẩm Công ty Song Long Khánh Hòa
Chúc bà con vụ mùa thành công!