pH là gì?
pH chính là giá trị biểu hiện cho sự hiện diện của ion H+ trong môi trường nước hoặc đất.
Giá trị của pH nằm trong khoảngtừ 0 đến 14
Trong đó:
pH = 7: môi trường trung hòa
pH < 7: môi trường axit (chua)
pH > 7: môi trường kiềm
pH chính là giá trị biểu hiện cho sự hiện diện của ion H+ trong môi trường nước hoặc đất.
Giá trị của pH nằm trong khoảngtừ 0 đến 14
Trong đó:
pH = 7: môi trường trung hòa
pH < 7: môi trường axit (chua)
pH > 7: môi trường kiềm
pH trong môi trường nước ao nuôi tôm
pH của ao thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm. Trong nuôi trồng thủy sản độ pH rất dể bị thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến các điều kiện lý, hóa, sinh của môi trường nước ao nuôi cũng như ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Ngưỡng pH thích hợp trong nước ao nuôi tôm khoảng từ 7.5 đến 8.5 và dao động trong ngày không quá 0.5
Trong trường hợp pH dao động mạnh có thể gây sốc cho tôm, tôm yếu và có hiện tượng bỏ ăn.
pH của nước phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Đất nền: đất phèn làm pH của nước thấp, pH dễ biến động. Nếu trời mưa nhiều làm phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao làm xì phèn vào ao, giảm pH. Nếu cày bừa sâu nền đất phèn, làm phèn xì từ dưới tầng đất đáy lên.
+ Tảo, vi sinh vật: tảo và vi sinh vật sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước. Tảo nhiều làm pH biến động lớn trong ngày. Tảo quá nhiều sẽ làm pH rất cao (8,8-9,1) vào buổi chiều. Nhưng khi tảo tàn lại làm giảm pH trong ao. Vì vậy cần duy trì sự cân bằng giữa tảo và vi sinh vật để ổn định pH.
+ Lũa thủy sinh, cây thủy sinh
+ Nước cũ để lâu trong bể
+ Nồng độ oxy trong nước như máy sục oxy , lọc vi sinh
pH trong ao dể dàng bị thay đổi vì vậy bà con nên kiểm tra pH ít nhất 2 lần 1 ngày để sớm nhận biết được sự thay đổi của pH và có hướng khắc phục kịp thời.
pH thấp xử lý như thế nào?
pH xuống thấp thường xuyên xảy ra sau những trận mưa lớn kéo dài, vì vậy trước khi trời mưa bà con có thể bón vôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 - 20 kg/m2 để tránh ph nước ao giảm đột ngột gây sốc cho tôm
Trong trường hợp muốn pH tăng nhanh, nên sử dụng 50 - 100 kg Ca(OH)2, bón khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Hòa tan trong nước thật loãng rồi té khắp ao, kiểm tra pH rồi có thể tăng liều lượng. Để đo độ ổn định pH chính xác, cần chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ. Cũng có thể sử dụng vôi CaCO3, nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn.
pH cao xử lý như thế nào?
nếu pH > 8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát hoặc mật rỉ đường với liều lượng 0,5-1 kg/1.000 m2, tạt đều khắp ao.
Quan sát và điều khiển lại độ tảo trong ao,
Chạy quạt nước với công suất tối đa 24/24 để đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho ao.
Trong trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi có thể tăng liều lượng mật rỉ đường lên 3kg/1000m3 nước. 1 số biện pháp khác bà con thường xuyên áp dụng thêm là có thể dùng giấm để xử lí liều 3-5kg/1000m3 để giảm pH nhanh
pH của ao thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm. Trong nuôi trồng thủy sản độ pH rất dể bị thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến các điều kiện lý, hóa, sinh của môi trường nước ao nuôi cũng như ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Ngưỡng pH thích hợp trong nước ao nuôi tôm khoảng từ 7.5 đến 8.5 và dao động trong ngày không quá 0.5
Trong trường hợp pH dao động mạnh có thể gây sốc cho tôm, tôm yếu và có hiện tượng bỏ ăn.
pH của nước phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Đất nền: đất phèn làm pH của nước thấp, pH dễ biến động. Nếu trời mưa nhiều làm phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao làm xì phèn vào ao, giảm pH. Nếu cày bừa sâu nền đất phèn, làm phèn xì từ dưới tầng đất đáy lên.
+ Tảo, vi sinh vật: tảo và vi sinh vật sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước. Tảo nhiều làm pH biến động lớn trong ngày. Tảo quá nhiều sẽ làm pH rất cao (8,8-9,1) vào buổi chiều. Nhưng khi tảo tàn lại làm giảm pH trong ao. Vì vậy cần duy trì sự cân bằng giữa tảo và vi sinh vật để ổn định pH.
+ Lũa thủy sinh, cây thủy sinh
+ Nước cũ để lâu trong bể
+ Nồng độ oxy trong nước như máy sục oxy , lọc vi sinh
pH trong ao dể dàng bị thay đổi vì vậy bà con nên kiểm tra pH ít nhất 2 lần 1 ngày để sớm nhận biết được sự thay đổi của pH và có hướng khắc phục kịp thời.
pH thấp xử lý như thế nào?
pH xuống thấp thường xuyên xảy ra sau những trận mưa lớn kéo dài, vì vậy trước khi trời mưa bà con có thể bón vôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 - 20 kg/m2 để tránh ph nước ao giảm đột ngột gây sốc cho tôm
Trong trường hợp muốn pH tăng nhanh, nên sử dụng 50 - 100 kg Ca(OH)2, bón khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Hòa tan trong nước thật loãng rồi té khắp ao, kiểm tra pH rồi có thể tăng liều lượng. Để đo độ ổn định pH chính xác, cần chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ. Cũng có thể sử dụng vôi CaCO3, nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn.
pH cao xử lý như thế nào?
nếu pH > 8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát hoặc mật rỉ đường với liều lượng 0,5-1 kg/1.000 m2, tạt đều khắp ao.
Quan sát và điều khiển lại độ tảo trong ao,
Chạy quạt nước với công suất tối đa 24/24 để đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho ao.
Trong trường hợp pH tăng cao trong quá trình nuôi có thể tăng liều lượng mật rỉ đường lên 3kg/1000m3 nước. 1 số biện pháp khác bà con thường xuyên áp dụng thêm là có thể dùng giấm để xử lí liều 3-5kg/1000m3 để giảm pH nhanh