02862 602 111 - 0914 315 677         ctysonglongkh@gmail.com      Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.
HOTLINE
0914 315 677
      
Kinh nghiệm nuôi thủy sản

QUẢN LÝ AO NUÔI TÔM MÙA NẮNG NÓNG

Vào mùa nắng nóng, tảo trong ao sẽ phát triển mạnh, đặc biệt là tảo lam , tảo giáp. Ngoài vấn đề tiết ra độc tố gây hại cho tôm thì khi tảo phát triển đến một giai đoạn nhất định (7 – 10 ngày) sẽ xảy ra hiện tượng tảo tàn, gây thiếu ôxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc (thối nước) gây chết tôm hàng loạt.

I. Ảnh hưởng của nắng nóng

Khi nhiệt độ trên 320C thì tôm sẽ ngừng ăn, trốn xuống tầng đáy, nằm yên và vùi mình trong lớp bùn đáy nên nguy cơ nhiễm khí độc, vi khuẩn gây bệnh và thiếu ôxy dưới tầng đáy là rất cao.

Ở điều kiện nhiệt độ cao, quá trình hô hấp của tôm tăng lên cùng với sự gia tăng của các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều ôxy nên dễ dẫn đến tôm bị thiếu dưỡng khí vào ban đêm.

Khi trời nắng nhiệt độ nước tăng cao thì hàm lượng ôxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng lên vừa tiêu tốn ôxy hòa tan vừa sinh ra nhiều loại khí gây độc cho tôm như H2S, NO2, CO2, NH3

Vào mùa nắng nóng, tảo trong ao sẽ phát triển mạnh, đặc biệt là tảo lam , tảo giáp. Ngoài vấn đề tiết ra độc tố gây hại cho tôm thì khi tảo phát triển đến một giai đoạn nhất định (7 – 10 ngày) sẽ xảy ra hiện tượng tảo tàn, gây thiếu ôxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc (thối nước) gây chết tôm hàng loạt.

II.  Các bệnh thường gặp

1. Bệnh EMS – Bệnh gây chết sớm ở tôm

benh-EMS

Hình ảnh: Tôm bị bệnh EMS và tôm bình thường

Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm nuôi làm chết tôm hàng loạt. Nguyên nhân, do nhiệt độ cao và biến đổi phù hợp cho vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phát triển, vi khuẩn này tạo ra một loại độc tố cực mạnh, khi chúng xâm nhập vào cơ thể tôm (qua đường tiêu hóa), độc tố này sẽ thẩm thấu, phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm, gây ra hiện tượng chết hàng loạt, nhất là sau khi lột xác.

2. Bệnh cong thân đục cơ

Khi nhiệt độ nước cao, tôm bị sốc nhiệt hoặc do pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5. Do thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết. Mặt khác, khi trời nắng nóng, nếu bật, tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng nhá, vó nhiều cũng gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm.

3. Bệnh phân trắng

Khi nhiệt độ nước tăng cao, ao nuôi với mật độ cao ít thay nước sẽ làm nước ao giàu dinh dưỡng. Ao sẽ xuất hiện nhiều loại tảo như tảo lam, tảo đỏ có roi, tảo giáp sinh ra độc tố. Khi tôm ăn phải tảo độc, các chất độc sẽ phá vỡ tế bào thành ruột của tôm và gây ra hiện tượng tôm đi phân trắng

III. Giải pháp khắc phục

  1. Biện pháp phòng bệnh

Ao nuôi

Việc chuẩn bị ao nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình: tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy, gia cố bờ ao…

Nguồn nước

Chỉ cấp nước đã được xử lý qua ao lắng, duy trì mực nước 1,2 – 1,5 m, kiểm tra các thông số môi trường ao tôm (độ mặn,pH, oxy, nhiệt độ…) và theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời

Con giống

Chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị nhiễm các mầm bệnh. Tôm giống có kích cỡ lớn (Post 12 trở lên).  Mật độ thả tôm phải phù hợp với điều kiện chăm sóc, tôm sú (15 – 20 con/m2), tôm thẻ chân trắng (70 – 80 con/m2).

Quản lý môi trường

+ Tảo: Định kỳ dùng SL PLU 888 liều 2 kg/1000 m3 nước để cắt thưa bớt tảo.

+ Nhiệt độ: nhiệt độ nước thích hợp cho ao nuôi tôm từ 28 – 300C . Khi nhiệt độ nước ao nuôi tăng lên trên 320C cần giảm thức ăn, bổ sung Vitamin C vào trong thức ăn hay tạt VTM C-Tạt và tăng thời gian chạy quạt nước.

+ Độ mặn: độ mặn thích hợp cho sự phát triển của tôm từ 8- 20.

Nắng nóng kèm theo sự bốc hơi của nước ao làm cho độ mặn của ao nuôi tăng cao. Vì vậy, nước cần được cấp vào ao nuôi để ổn định môi trường nuôi. Nước từ ao lắng đã qua xử lý cần được cấp từ từ (10-15%) lượng nước trong ao vào lúc trời mát (khoảng sau 19 giờ tối).

  1. Biện pháp điều trị bệnh

Bệnh EMS – Bệnh tôm chết sớm

Khi phát hiện tôm có dấu hiệu sưng gan, teo gan, hoại tử gan, tôm yếu cũng như sự cố tấp bờ, nhiễm khuẩn cần tích cực điều trị kịp thời. Dùng 2 lít Đại Thiệt Thảo đánh trực tiếp xuống ao cho 1000 m3 nước. Sau 2 giờ đánh tiếp 2 lít Phanximake + 1 lít Nhật Song Long cho 1000 m3 nước xuống ao. Cắt cữ (không cho tôm ăn) 2 – 3 ngày. Sau đó Trộn Livexime vào cữ sáng và chiều, Nhật Song Long vào cữ trưa cho tôm ăn liều 50 ml/kg thức ăn, cho ăn ngày 3 – 4 cữ liên tục trong 3 ngày.

Nên xử lý cải tạo môi trường như kiềm, pH phải ổn định

Bệnh cong thân đục cơ

Như hằng năm, vào thời điểm mùa nắng nóng kéo dài cũng là lúc người nuôi tôm công nghiệp gặp khó khăn trong quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. Do đó, người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả.

Trong mùa nắng nóng, môi trường ao nuôi luôn biến động, nhất là yếu tố pH, nhiệt độ nước, độ kiềm, ô-xy hoà tan… cùng độ mặn tăng cao. Một trong những yêu cầu kỹ thuật mà tất cả người nuôi tôm công nghiệp đều phải thực hiện đó là ao trữ lắng. Nó không những cấp nước cho ao nuôi trong lúc cần thiết, nhất là lúc nắng nóng, độ mặn tăng cao, mà còn là nơi cắt đứt mầm bệnh lây lan từ bên ngoài khi vùng nuôi có dịch bệnh xảy ra.

Bón vôi góp phần ổn định môi trường ao nuôi trong mùa nắng.

Anh Ðinh Tất Linh, khóm 4, thị trấn Ðầm Dơi, chia sẻ: “Ðể đối phó với độ mặn tăng cao như hiện nay thì hộ nuôi cần có kế hoạch tích nước ngọt trong ao lắng ngay đầu mùa nắng. Khi độ mặn trên 30‰ thì giải pháp châm nước ngọt được xem là hiệu quả nhất cho tôm phát triển. Ngoài giải pháp chăm nước, hạ độ mặn cho ao nuôi thì người nuôi tôm cần phải tăng cường hàm lượng vi sinh, khoáng và các loại vitamin”.

Hiện nay, bên cạnh nắng nóng, những cơn mưa trái mùa cũng xuất hiện, đây là yếu tố rất bất lợi cho môi trường ao nuôi. Bởi khi đó lượng mưa cuốn trôi mùn bã, phèn trên bờ xuống ao nuôi làm cho ao nuôi xuất hiện sự phân tầng nước, pH sẽ giảm thấp, tảo tàn… gây nhiều bất lợi cho tôm nuôi. Ông Phùng Văn Trắng, ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau, chia sẻ: “Khi đó ao nuôi sẽ xuất hiện khí độc gây hiện tượng tôm yếu, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh. Do đó, ngoài bổ sung dinh dưỡng cho tôm, cần theo dõi, quản lý ao nuôi. Ðề phòng tôm bị sốc, người nuôi tôm cần phải giữ mực nước trong ao nuôi từ 1,2 – 1,5 m kết hợp chạy quạt sẽ hạn chế sự phân tầng nước, góp phần nâng cao hiệu quả vụ nuôi”.

Theo đó, việc chuẩn bị các loại thuốc, hoá chất tại ao nuôi cần phải thực hiện ngay từ đầu vụ. Phải bón vôi quanh ao nuôi khi trời có dấu hiệu mưa với liều lượng 10 – 15 kg/100 m2. Cần lưu ý, khi nắng nóng kéo dài, tảo xuất hiện vào ban ngày thì vào ban đêm sẽ xuất hiện tình trạng thiếu ô-xy trong nước, dẫn đến tôm nổi đầu. Do đó, người nuôi tôm cần duy trì chế độ quạt nước hợp lý, cung cấp các chế phẩm cho ao nuôi phải có chất lượng và quản lý khẩu phần thức ăn cho tôm phải chặt chẽ, tránh dư thừa.

Theo nhiều hộ nuôi có kinh nghiệm và thành công trong mọi điều kiện thời tiết (mùa mưa và mùa nắng), nên nuôi tôm ở mật độ thưa (30 – 40 con/m2), hay dự trữ ao nuôi sang thưa khi tôm đạt trọng lượng 80 – 100 con/kg. Nuôi ở mật độ này, người nuôi tôm không những đối phó được những bất lợi do nắng nóng, hạn chế chi phí thức ăn, thuốc và hoá chất, mà còn giúp hộ nuôi có thể nuôi tôm đạt trọng lượng 30 – 40 con/kg, trừ chi phí sẽ lãi cao.

Facebook
Tin tức mới
Một số quy định mới khi xuất khẩu thủy sản tươi sống sang Trung Quốc
(TSVN) – Trung Quốc, thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam, được các chuyên gia ...
CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU CHIA SẺ GIẢI PHÁP NUÔI TÔM BỀN VỮNG - ĐẠI LÝ HẢI DƯƠNG- TỈNH KIÊN GIANG
Vừa qua ngày 20/03,Công Ty Song Long Khánh Hòa- đã tổ chức thành công một hội thảo khách hàng tại ...
Sản phẩm mới
KHOÁNG TẠT ĐA VI LƯỢNG - SL-GROWN
– Bổ sung khoáng chất, kích thích tôm lột vỏ đúng chu ...
NERIN – VITAMIN TỔNG HỢP
– Tăng cường sức đề kháng, chống stress khi thời tiết thay ...
ĐẠI THIỆT THẢO - SIÊU DIỆT KHUẨN
– ĐẠI THIỆT THẢO là loại thuốc diệt khuẩn đa năng hữu ...
PHANXIMAKE -  ĐIỀU TRỊ NHIỄM ĐỘC TỐ GAN
– Chữa bệnh sưng gan, phù nề gan thận, nhiễm độc tố ...
YUCCA USA 100 - KHỬ ĐỘC LÀM SẠCH NƯỚC
Hấp thụ khí độc NH3 cải thiện môi trường nước ao nuôi.
Hỗ trợ trực tuyến

Phòng CSKH: 0914 315 677

ĐT: 02862 602 111


Chất lượng hàng đầu - Thịnh vượng bền lâu

Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN SONG LONG KHÁNH HÒA
ĐT: 0862 602 111 - 0914 315 677
Email: ctysonglongkh@gmail.com
Địa chỉ: Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.Giấy CNĐKKD và MSDN: 4201566755 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 22/7/2013
Thống kê truy cập
007733177
Đang online: 4