Nắng nóng gây ảnh hưởng như thế nào đến tôm nuôi?
Trong mùa nắng nóng, các chỉ số môi trường ao nuôi như: pH, độ kiềm, độ mặn, nhiệt độ nước, … luôn biến động và tăng cao sẽ khiến cho các loại thực vật thuỷ sinh trong ao tôm bị chết và phân huỷ nhanh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại tảo gây hại phát triển với mật độ dày, đặc biệt là tảo lam (cyanophyta), tảo giáp (dinophyta), chúng sẽ tiết ra độc tố cyanotoxin gây hại cho tôm. Mặt khác khi tảo tàn còn làm thiếu ôxy hòa tan trong nước, biến động pH, làm độ trong của nước trong ao sụt giảm nghiêm trọng và lượng khí độc tăng cao.Khi các yếu tố trong môi trường ao nuôi thay đổi như vậy dễ dẫn đến tình trạng tôm gặp một số bệnh phổ biến như sau:
Trong mùa nắng nóng, các chỉ số môi trường ao nuôi như: pH, độ kiềm, độ mặn, nhiệt độ nước, … luôn biến động và tăng cao sẽ khiến cho các loại thực vật thuỷ sinh trong ao tôm bị chết và phân huỷ nhanh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại tảo gây hại phát triển với mật độ dày, đặc biệt là tảo lam (cyanophyta), tảo giáp (dinophyta), chúng sẽ tiết ra độc tố cyanotoxin gây hại cho tôm. Mặt khác khi tảo tàn còn làm thiếu ôxy hòa tan trong nước, biến động pH, làm độ trong của nước trong ao sụt giảm nghiêm trọng và lượng khí độc tăng cao.Khi các yếu tố trong môi trường ao nuôi thay đổi như vậy dễ dẫn đến tình trạng tôm gặp một số bệnh phổ biến như sau:
- Thiếu oxy về đêm: Tôm có hiện tượng bơi lưng chừng nước. Một số con yếu sẽ bơi lên mặt, sẽ nguy hiểm hơn nếu tôm lột xác. Tôm sẽ chậm cứng vỏ, nổi mặt và bị hao hụt...
- Vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều, điều này biểu hiện qua các hiện tượng nước phát sáng, tôm bị đứt râu, đường ruột không tốt, phân lỏng, xốp, phân trắng...
- Tảo tàn, có nhiều bọt không tan khi chạy quạt, cuối gió có nhiều váng bọt dơ bẩn, trong nước có nhiều hạt lơ lửng... Điều này sẽ làm tôm ăn không mạnh, ăn không lên lượng, nếu kéo dài sẽ làm tôm ốp, chậm lớn.
- Nắng nóng còn làm cho nước ao bốc hơi nhanh, độ mặn trong ao cũng tăng theo, tôm dễ phát sinh bệnh hoại tử gan tụy (EMS)
Ngoài ra, những yếu tố môi trường ao nuôi càng thay đổi đột ngột hơn khi xuất hiện những cơn mưa trái vụ hay mưa đầu mùa với lưu lượng nước lớn. Cụ thể, nước mưa sẽ cuốn trôi phèn từ trên bờ xuống ao nuôi làm giảm pH, nhiệt độ phân tầng,… dẫn đến hiện tượng tôm yếu, mất khả năng đề kháng dễ mắc bệnh và chết đột ngột.
Những lưu ý khi nuôi tôm mùa nắng nóng
Để hạn chế những ảnh hưởng có thể xảy ra cho tôm nuôi trong mùa nắng nóng, bà con cần lưu ý :“Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc quản lý ao nuôi tôm”. Bởi việc quản lý các yếu tố môi trường nước ao nuôi là điều vô cùng quan trọng trong nuôi tôm. Khi các yếu tố này được ổn định ở ngưỡng thích hợp sẽ giúp tôm phát triển tốt hơn và tránh dịch bệnh. Để làm được điều đó, bà con cần:
- Xây dựng ao lắng riêng để có thể chủ động được nguồn nước sạch trước khi lấy vào ao và duy trì mực nước trong ao cao hơn 1.3m và có mức oxy luôn cao hơn 4ppm để hạn chế những bất lợi do nắng nóng gây ra.
- Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn thông qua kiểm tra nhá, hoặc lặn đáy, đánh giá tỉ lệ sống để ước lượng thức ăn chính xác.
- Thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ bao sau mỗi vụ nuôi để tránh những yếu tố gây hại từ bên ngoài. Khi pH cao và nước trong ao có màu đậm cần tiến hành thay 20% lượng nước hoặc cấp thêm nước vào ao nuôi thông qua ao lắng.
- Vào mùa nắng nóng, đôi khi xuất hiện những cơn mưa trái mùa, khi đó môi trường nước sẽ gặp biến động, cần định kì kiểm tra môi trường ao nuôi và theo dõi để xử lý kịp thời.
- Quản lý đáy ao sạch, không bị nhờn nhớt, định kì sử dụng sản phẩm SL PLU 888 để cắt tảo ổn định màu nước ao nuôi. Nếu có thể thì xi phông đáy ao thường xuyên và tăng cường thay nước vào ban đêm.
- Định kì sử dụng sản phẩm ĐẠI THIỆT THẢO để diệt khuẩn, các mầm bệnh tránh tình trạng các loại vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.
- Tăng cường các loại dinh dưỡng giúp bổ gan tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh gan tụy, đốm trắng như: LIVEXIME, PHANXIMAKE, LÂM SINH THẢO.
- Khi tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng vó, nhá, chài thường xuyên vào trưa nắng sẽ làm tôm búng lên mặt nước nhiều, dẫn đến bệnh cong thân và đục cơ trên tôm. Vì thế, bà con cần hạn chế chài bắt tôm nhiều vào trưa nắng và bổ sung VƯƠNG BÁCH THẢO trong thức ăn để phòng trị bệnh cho tôm.
- Dùng Men vi sinh BZT phân hủy mùn bã hữu cơ , giảm mùi hôi, giảm các loại khí độc amoniac, cân bằng nước, làm sạch nước…
- Đồng thời, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng vào trong thức ăn, vitamin C, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho con tôm bằng một số sản phẩm như: VITAMIN C70, SL VITAMIN C – TAT, Khoáng SL GROWN,…
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con khi nuôi tôm trong mùa nắng nóng. Hy vọng, bà con sẽ có thêm kiến thức bổ ích phục vụ cho vụ nuôi của mình. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0914.315.677
Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!
Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!