Hộ nuôi bổ sung lượng khoáng vào khẩu phần ăn cho tôm phụ thuộc vào độ mặn trong ao. Đối với tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng.Tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp K+ thường thiếu hụt cần bổ sung khoảng 1% trong khẩu phần ăn. Lượng P cần bổ sung 1 - 2% trong khẩu phần ăn. Ca có ảnh hưởng đến sự hữu dụng của P; do đó khi nuôi tôm trong độ mặn thấp cần bổ sung Ca với tỷ lệ không quá 2,5%. Na+, Cl-, K+, Ca2+ và Mg2+ thường tôm có thể nhận từ nước, đáp ứng phần nào nhu cầu sinh lý của tôm. Riêng PO43- và SO42- thì phải bổ sung thông qua thức ăn.
Nhu cầu chất khoáng trong nước:
Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết. Tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng. Tôm sống trong môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì cần bổ sung 5 - 10 mg K+/lít và 10 - 20 mg Mg2+ /lít để bảo đảm tôm tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao. Trong nước nuôi tôm, tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1, và Mg:Ca là 3,1:1.
Nhu cầu khoáng chất cũng khác nhau với mật độ nuôi khác nhau. Bên dưới đây là bảng ứng dụng khoáng chất trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng với các mật độ khác nhau và độ mặn khác nhau.
Bảng ứng dụng đánh khoáng vào ao nuôi có độ mặn dưới 20‰
Tháng | Mật độ (con/m2) | 60-80 | 80-100 | 100-150 | 150-200 |
Tháng 1 | Tần suất (ngày) | 7 | 5 | 4 | 3 |
Liều dùng (kg/1000m3) | 1 | 1.5 | 1.5 | 2 | |
Tháng 2 | Tần suất (ngày) | 6 | 4 | 3 | 3 |
Liều dùng (kg/1000m3) | 1.5 | 2 | 2 | 2 | |
Tháng 3 | Tần suất (ngày) | 5 | 3 | 2 | 2 |
Liều dùng (kg/1000m3) | 1.5 | 2 | 2 | 2.5 | |
Tháng 4 | Tần suất (ngày) | 4 | 3 | 2 | 2 |
Liều dùng (kg/1000m3) | 1.5 | 2 | 2.5 | 3 |
Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc ban đêm lúc 22 giờ vì tôm thường lột xác vào ban đêm. Khi tôm lột xác nhu cầu Oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thụ khoáng chất từ môi trường nước để cứng vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh vào giao động 2-4 giờ sáng.
Chu trình lột xác và nhu cầu Oxy, khoáng chất của tôm
Giờ | Ph | Quá trình lột xác | Nhu cầu oxy và khoáng |
16 giờ | 8.7 | ||
18 giờ | 8.5 | Chuẩn bị lột xác | Nhu cầu oxy tăng cao gấp 02 lần. |
20 giờ | 8.2 | ||
24 giờ | 7.8 | ||
02giờ sáng | 7.7 | Hấp thu khoáng chất từ môi trường nước | |
04 giờ sáng | 7.7 | Bắt đầu cứng vỏ | |
06 giờ sáng | 7.7 | ||
08 giờ sáng | 7.8 |
Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng SL-GROWN xuống ao với liều lượng 1kg/1.000 m3 nước kết hợp trộn khoáng SL SUPER PRO liều lượng 10gr/kg thức ăn (2 lần/ngày), sẽ khắc phục được hiện tượng tôm mềm vỏ, khó lột xác.
Tôm tăng trưởng mạnh nhất giai đoạn 30 - 65 ngày tuổi, nếu trong giai đoạn này tôm tăng trưởng chậm chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu, không đủ nhu cầu hấp thu của tôm, cần phải bổ sung khoáng bằng cách trộn SL SUPER PRO vào thức ăn với liều lượng 50gr/kg thức ăn, 2 lần/ngày.
Trên đây là một số kiến thức về nhu cầu khoáng cho tôm, Song Long Khánh Hòa hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bà con nuôi tôm thành công hơn!
Kính chúc bà con vụ mùa bội thu!