02862 602 111 - 0914 315 677         ctysonglongkh@gmail.com      Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.
HOTLINE
0914 315 677
      
Kinh nghiệm nuôi thủy sản

NGUYÊN NHÂN GÂY STRESS VÀ CÁCH GIẢM STRESS CHO TÔM NUÔI

Stress là trạng thái mệt mỏi căng thẳng khi tôm phải đương đầu với những điều kiện sống khắc nghiệt như nhiệt độ nước tăng giảm bất thường, hàm lượng oxy giảm thấp, khí độc tăng cao và độ mặn thay đổi đột ngột.

  1. Nguyên nhân gây stress cho tôm.
  • Thay đổi thời tiết, khí hậu: thời tiết nắng gắt kéo dài, trời âm u, mưa nhiều ngày...
  • Thay đổi thức ăn đột ngột
  • Nuôi ghép
  • Vận chuyển, nuôi nhốt: quá trình vận chuyển tôm giống, sang tôm...
  • Thả tôm không đúng cách: thả tôm vào thời điểm không thích hợp..
  • Mật độ nuôi: Khi mật độ nuôi quá dày mà các yếu tố môi trường không đảm bảo là nguyên nhân làm tôm bị stress. 
  • Dùng thuốc quá liều quy định: xử lý nước bằng hóa chất quá liều hoặc hóa chất gây độc cho tôm...
  • Chất lượng nước kém: thiếu oxy, pH cao, khí độc H2S, NO2, NHvượt ngưỡng, chất rắn lơ lửng, hàm lượng kim loại cao...
  • Tôm bị bênh: Tôm bị nhiễm bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn hay virus.
  1. Cách phát hiện tôm bị stress.
Tôm bị stress có thể giảm ăn, đôi khi bỏ ăn, màu sắc cơ thể cơ thể bất thường như cơ thể chuyển sang màu tím nhạt, hồng nhạt hoặcsẫm hơn so với bình thường. tôm dể bị cong thân đục cơ.
Stress phổ biến ở tất cả các ao nuôi tôm, và đặc biệt ở các ao nuôi tôm thâm canh
  1. Tác hại của stress.
Stress gây hại thầm lặng cho tôm nhưng cũng rất nguy hiểm bởi khi tôm bị stress trao đổi chất bị rối loạn, dẫn đến mất khoáng, giảm hấp thu dưỡng chất,
  1. Biện pháp giúp tôm vượt qua stress.
  • Chủ động giảm thiểu tác hại của các nguyên nhân gây ra stress và cho tôm ăn một cách có hiệu quả
  • Ao đang có tôm cần chọn thuốc sát trùng có độ an toàn cao như Sản phẩm diệt khuẩn ĐẠI THIỆT THẢO
  • Nắng nóng kéo dài cần kiềm chế lượng thức ăn để tránh phân sống gây ô nhiễm nước và tôm dễ bị bệnh phân trắng
  • Cung cấp đủ quạt nước đảm bảo oxy, ở vùng rìa chất thải tối thiểu 4ppm.
  • Thường xuyên sử dụng Vitamin C 70, Vitamin tổng hợp Nerin trộn cho tôm ăn hoặc tạt vào nước đặc biệt vào mùa lạnh và nắng nóng nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng. Đồng thời định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước như men vi sinh SL BZT.
Hy vọng với những kiến thức trên sẽ hỗ trợ tốt cho bà con trong việc phòng chống tôm nuôi bị stress. Khi cần hỗ trợ tư vấn kỹ thuật bà con vui lòng liên hệ Sđt: 0914.315.677
KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON VỤ MÙA BỘI THU!
 
Facebook
Tin tức mới
Vấn nạn EHP: Nhưng hiểu biết trong phòng và điều trị bệnh
Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) đã bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam từ năm 2015, ...
Một số bệnh trên tôm và giải pháp
Các bệnh nguy hiểm trên tôm
Yucca - Giải pháp tự nhiên cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Yucca schidigera giúp hấp thụ khí độc NH₃, H₂S, cải thiện chất lượng nước ao nuôi, hỗ trợ tiêu hóa ...
EHP: Covid của Ngành Thủy Sản Việt Nam
EHP là một nỗi khiếp sợ cho bà con nuôi tôm cả nước và được xem như dịch bệnh mà ...
Sản phẩm mới
Hỗ trợ trực tuyến

Phòng CSKH: 0914 315 677

ĐT: 02862 602 111


Chất lượng hàng đầu - Thịnh vượng bền lâu

Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN SONG LONG KHÁNH HÒA
ĐT: 0862 602 111 - 0914 315 677
Email: ctysonglongkh@gmail.com
Địa chỉ: Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.Giấy CNĐKKD và MSDN: 4201566755 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 22/7/2013
Thống kê truy cập
008007977
Đang online: 4