Rong đáy phát triển dưới ao nuôi tôm gây nên tình trạng thiếu oxy, biến động các yếu tố môi trường… từ đó gây ảnh hưởng đến tôm nuôi trong ao. Tuy nhiên, việc xử lý các loại rong đáy này không hề đơn giản và nguy hiểm hơn là nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến tôm bị sốc, yếu và dể nhiễm bệnh hơn. Chính vì vậy bà con nuôi tôm cần có cách xử lý phù hợp để ổn định được môi trường ao nuôi tôm.
Các loại rong phổ biến thường gặp trong nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là mô hình nuôi quảng canh cải tiến đó là: rong nhớt, rong đuôi chồn, rong mền,…
hình: Rong đuôi chồn
- Do quá trình cải tạo ao chưa được xử lý kĩ, bùn bã hữu cơ tồn đọng nhiều.
- Mực nước ao thấp < 0,8 mét.
- Tảo tàn, nước trong làm cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống đáy ao, tạo điều kiện thích hợp cho rong phát triển mạnh mẽ.
- Hấp thụ oxy gây nên tình trạng thiếu oxy hòa tan trong ao nuôi tôm.
- Ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển, bắt mồi của tôm.
- Cạnh tranh dinh dưỡng làm tảo khó phát triển từ đó làm biến động các yếu tố lý, hóa trong nước ao nuôi.
- Mặt khác, nếu rong đáy phát triển quá nhiều thì đến một giai đoạn nào đó rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu bà con nuôi tôm không xử lý kịp thời thì xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi trong ao.
- Một lưu ý đầu tiên là Không sử dụng hóa chất diệt rong vì dùng hóa chất khiến rong sẽ chết hàng loạt, bị phân hủy trong ao gây thối nước, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi nếu không có biện pháp xử lý tốt. không những vậy nếu dùng quá lều có thể gây chết tôm.
- Nên Dùng lưới kéo bớt rong ra khỏi ao
- Dùng vợt vớt xác rong chết ở cuối góc ao
- Sử dụng men vi sinh SL BZT
- để hạn chế sự phát triển của rong rêu.
- Bổ sung thêm nước đã xử lý ở ao lắng sang để nâng cao mực nước lên >1m.
- Gây lại màu nước tạo màng che phủ, ngăn cản sự chiếu sáng tới đáy ao. Nếu duy trì được màu nước ao tôm thì rong đáy thiếu ánh sáng sẽ ngừng phát triển và từ từ tàn lụi.
- Bổ sung thêm VTM C vào thức ăn cho tôm ăn để tăng cường sức đề kháng.