Đây là bước quan trọng trong cách thả tôm giống sống nhiều, người nuôi cần phải chuẩn bị các yêu cầu sau đây:
– Chuẩn bị môi trường ao nuôi:
- Hệ vi sinh: ao nuôi trước khi thả giống cần được bổ sung các dòng vi sinh có lợi để ổn định màu nước, môi trường, hệ vi sinh vật trong ao, các dòng vi sinh thường dùng là Bacillus, nitrosomonas. Có thể dùng các dòng sản phẩm như: Men vi sinh SL BZT để (ổn định môi trường nước, hệ vi sinh)
- Sử dụng SL Plu 888 để lắng lọc các chất lơ lững trong ao và khử phèn ao nuôi.
- Điều chỉnh pH ở mức 7.5 – 7.8, biến động sáng và chiều không quá 0.5 độ.
- Độ kiềm cần giữ ở mức >150, tránh trường hợp vừa thả tôm vài ngày thì kiềm thấp, làm suy giảm hệ vi sinh vật có lợi trong ao, dẫn đến ao nuôi mất màu nước, đồng thời tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tăng mạnh.
– Lựa chọn địa điểm thả tôm:
- Chọn khu vực xe chở giống có thể chạy tới, vị trí cần phải rộng và bằng phẳng, thuận lợi cho việc vận chuyển và thả tôm có thể diễn ra nhanh chóng.
- Nên thả giống ở đầu hướng gió (tôm dễ phân tán khi thả), gần quạt nước (cung cấp đủ oxy cho tôm, giúp tôm khỏe, sớm thích nghi với môi trường và giúp tôm phân tán đều).
- Vị trí thả cần phải đảm bảo vững chắc, tránh sạt lở khi thả.
– Chuẩn bị các sản phẩm bổ sung giúp tôm chống sốc, mau chóng phục hồi và thích nghi với môi trường mới như Vitamin tổng hợp, khoáng tổng hợp,…
– Chuẩn bị các dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường trường pH, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm,… để kiểm tra lại môi trường nước ao nuôi và môi trường nước trong bọc tôm giống. Đảm bảo hai môi trường nước chênh lệch không quá lớn, nếu có sự chênh lệch cần phải điều chỉnh kịp thời.
Bước 2: Thuần môi trường và kỹ thuật thả tôm giống
Trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ trong những túi giống thường ở mức 22 – 23oC, pH từ 6.8 – 7.5 nên trước khi thả xuống ao cần thuần lại môi trường cho tôm giống để tôm không bị sốc dẫn đến bị hao số lượng lớn. Trong cách thả tôm giống sống nhiều, người nuôi cần thực hiện thuần giống như sau:
1. Thuần trong bể trước khi thả
- Tiến hành đo nhiệt độ, độ mặn, pH nước trong túi tôm giống để xác định mức độ chênh lệch so với nước ao nuôi, nếu không quá lớn có thể tiến hành thuần tôm giống.
- Chuẩn bị một bể phù hợp với mật độ thả tôm giống 300 – 500 pl/ lít nước.
- Trong bể thuần cung cấp đầy đủ oxy trước khi cho tôm vào bể, sục khí liên tục.
- Thêm nước từ ao nuôi vào bể từ từ để cân bằng hai môi trường, giúp tôm thích nghi dần với môi trường mới (tốc độ thêm nước phụ thuộc vào sức khỏe của tôm giống khi thả vào bể).
- Bổ sung thêm các sản phẩm khoáng, Vitamin tổng hợp giúp tôm chống sốc, mau khỏe.
- Thời gian thuần tôm giống sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của tôm giống, mức độ chênh lệch giữa môi trường túi giống và môi trường ao nuôi, cụ thể được trình bày ở bảng bên dưới.
Thời gian thuần tôm giống | |||
Chênh lệch nhiệt độ (oC) | Chênh lệch độ mặn (%) | Thời gian thuần (giờ) | |
Tôm khỏe | Tôm yếu | ||
>8 | >8 | 5 | 8 |
4 – 8 | 5 – 8 | 3 | 6 |
<4 | 2 – 5 | 1 | 3 |
Khi thấy tôm hoạt động mạnh, môi trường nước trong bể cân bằng với nước ao thì tiến hành thả giống. Có thể mở van xả tôm từ từ xuống ao, sử dụng ống để hút tôm từ bể xuống ao hoặc lấy vợt vớt tôm thả xuống ao (cách này có thể hạn chế được mầm bệnh có trong nước túi giống vào môi trường ao nuôi).
2. Thuần trực tiếp dưới ao nuôi
- Tiến hành đo nhiệt độ, độ mặn, pH nước trong túi tôm giống để xác định mức độ chênh lệch so với nước ao nuôi, nếu không lớn có thể tiến hành thuần tôm giống.
- Cho túi tôm giống xuống nước và ngâm ít nhất từ 15 – 30 phút để cần bằng nhiệt độ nước trong túi và ngoài ao.
- Trong thời gian chờ tiến hành dùng SL Vitamin C tạt chống sốc cho tôm.
- Khi nhiệt độ đã cân bằng thì tiến hành thả mở bịch tôm giống và thả xuống ao, chú ý làm nhẹ tránh làm tôm sốc.
- Bổ sung thêm khoáng tạt đa vi lượng SL – Grown và Vitamin tổng hợp sau khi thả.