Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm là do đâu?
– Tảo độc phát triển mạnh trong ao nuôi, tiết ra những độc tố gây ra bệnh hoại tử gan tụy.– Nhiệt độ tăng cao kích hoạt các phản ứng hóa học ở tầng dưới đáy ao để tạo khí độc H2S04, khi đó trong nước có thể sản sinh ra virus gây bệnh vàng gan và bệnh gan tụy ở tôm.
– Môi trường ao nuôi xấu, tồn dư nhiều chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợ cho vi khuẩn có hại phát triển, xâm nhập hệ thống gan của tôm gậy bệnh cho tôm.
– Trong ao có Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bị tấn công bởi một loại virus gọi là Phage làm vi khuẩn tạo ra môi trường độc tố cực mạnh. Độc tố này phá hủy các mô tế bào, gây rối loại chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy của tôm. Vi khuẩn Vibro parahaemolyticus xâm nhập cơ thể tôm qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột tôm.
Các dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh gan
Bệnh gan trên tôm với các dấu hiệu mà mắt thường có thể nhìn thấy được, cụ thể:– Tôm bị teo gan: Bệnh teo gan ở tôm có biểu hiện gan tôm nhỏ lại, xuất hiện màu đen và gan tôm bị teo, không vỡ và còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn qua lăn lại thì thấy gan tôm dai như cao su. Tôm chết rải rác, số tôm chưa nhiễm bệnh vẫn phát triển bình thường.
– Tôm bị nhũn gan: Gan tôm bị nhũn, dễ vỡ, có màu vàng nhạt. Khi tách gan tôm ra khỏi đầu tôm, gan sẽ vỡ vụn, chất dịch chảy ra, không còn được nguyên khối như ban đầu.
– Tôm bị hoại tử gan cấp tính: Gan đổi sang màu nhạt đến trắng, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn.
Cách phòng bệnh gan trên tôm
Do tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu nên khi tôm bị bệnh gan thì việc điều trị khá khó khăn. Chính vì thế, bà con cần có các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay từ ban đầu.– Lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.
– Thả tôm không quá dày, nên thả với mật độ như sau:
+ Ao sâu dưới 1m đối với mô hình nuôi bán thâm canh thì nên thả mật độ từ 10 – 15 con/ mét vuông.
+ Ao sâu trên 1,2 m đối với mô hình thâm canh thì nên thả với mật độ từ 45 – 60 con/ mét vuông.
+ Trong trường hợp thả tôm với mật độ cao, ao sâu trên 1,4 m trở lên đối với hình thức nuôi siêu thâm canh thì có thể nuôi tôm ở mật độ cao từ 200 – 250 con/ mét vuông.
– Lựa chọn thức ăn chất lượng, đủ chất dinh dưỡng, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh dư thừa. Đồng thời nên bổ sung thêm các loại khoáng chất, các loại vitamin và men tiêu hóa có lợi để hỗ trợ chức năng gan, ruột tăng cường hệ miễn dịch cho tôm nuôi để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
– Giữ nồng độ pH tốt nhất là từ 7,5 đến 8,5.
– Độ kiềm cần đạt đối với tôm sú 80 ppm đến 120 ppm, tôm thẻ từ 120 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối mùa vụ.
– Duy trì hàm lượng Oxy cần thiết cho ao nuôi: đối với tôm sú > 4mg/l, tôm thẻ > 6mg/l.
– Định kỳ 5-7 ngày cho ăn LIVEXIME 1 ngày (2 cữ ăn trong ngày), liều dùng: 25ml/1kg thức ăn, trộn đều vào thức ăn khoảng 30 phút rồi cho tôm ăn.
- Dùng ĐẠI THIỆT THẢO đánh vào ao định kỳ 5-7 ngày/lần, liều dùng 2lít/1000m3 nước diệt khuẩn định kỳ.
Hướng dẫn điều trị bệnh gan trên tôm
Khi phát hiện tôm có dấu hiệu sưng gan, teo gan, hoại tử gan, tôm yếu cũng như sự cố tôm tấp bờ, nhiễm khuẩn cần tích cực điều trịvà tăng hệ miễn dịch cho tôm như sau:- Giải quyết môi trường sinh thái tốt hơn, tăng cường thay nước, ổn định PH, kiềm tăng cường oxy.
- Sử dụng SL PLU 888 khử độc tố, lọc nước kết hợp dùng men vi sinh SL POND CLEAR để xử lý môi trường ao nuôi.
- Diệt khuẩn cho ao nuôi bằng sản phẩm ĐẠI THIỆT THẢO với liều dùng 2l/1000m3 nước. Sau 1-2 giờ dùng LIVEXIME 2L + 1L NHẬT SONG LONG đánh cho 1000m3 nước. Trộn LIVEXIME cho tôm ăn với liều 50ml/1kg thức ăn, cho ăn ngày 3-4 cữ, liên tục 3 ngày.
Điều trị bệnh gan trên tôm đạt hiệu quả cao khi bà con phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, do đó bà con cần phải phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu để tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Để được tư vấn kỹ hơn về cách sử dụng các loại thuốc trị bệnh gan trên tôm vui lòng liên hệ tới tổng đài: 0914.315.677 để được hỗ trợ kịp thời!
Kính chúc bà con gặt hái được nhiều thành công!