02862 602 111 - 0914 315 677         ctysonglongkh@gmail.com      Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.
HOTLINE
0914 315 677
      
Kinh nghiệm nuôi thủy sản

KHÍ ĐỘC NO2(Nitrite) - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.

Trong quá trình đi khảo sát thực nghiệm tại thị trường của CBNV Công ty Song Long Khánh Hòa, nhận thấy rằng rất nhiều ao nuôi tôm đặc biệt các ao nuôi tôm thẻ chân trắng khi kiểm tra khí độc NO2 chúng lại hiện diện với hàm lượng cao, điều đáng nói là nhiều ao tôm chưa đến 30 ngày tuổi đã chứa hàm lượng NO2 cao vượt ngưỡng cho phép, vậy NO2 ảnh hưởng như thế nào đến tôm nuôi và cơ chế nào dẫn đến sự hiện diện của NO2, nguyên nhân, cách khắc phục như thế nào?

Trong nuôi tôm việc phòng bệnh được tiến hành ngay từ khâu chọn giống, cải tạo ao nuôi và chăm sóc ao tôm trong suốt quá trình nuôi tôm thì mới giảm thiểu được rủi ro do dịch bệnh. Để phòng bệnh hiệu quả ngoài việc quan sát tôm thì việc kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường là điều hết sức cần thiết.
Việc duy trì một môi trường ao nuôi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để tôm phát triển tốt thì hàm lượng về các loại khí độc cũng là một thông số đặc biệt quan trọng và cần được kiểm soát sẽ tạo ra một môi trường sạch để tôm phát triển khỏe mạnh.
Trong quá trình đi khảo sát thực nghiệm tại thị trường của CBNV Công ty  Song Long Khánh Hòa, nhận thấy rằng rất nhiều ao nuôi tôm đặc biệt các ao nuôi tôm thẻ chân trắng khi kiểm tra khí độc NO2 chúng lại hiện diện với hàm lượng cao, điều đáng nói là nhiều ao tôm chưa đến 30 ngày tuổi đã chứa hàm lượng NO2 cao vượt ngưỡng cho phép, vậy NO2 ảnh hưởng như thế nào đến tôm nuôi và cơ chế nào dẫn đến sự hiện diện của NO2, nguyên nhân,  cách khắc phục như thế nào?
Ảnh hưởng của khí độc NO2 đến tôm nuôi
  • Khí độc thường nằm ở tầng đáy ao khiến tôm không thể tiếp cận được với thức ăn dẫn đến tình trạng trống đường ruột, làm giảm sự sinh trưởng của tôm nuôi.
  • Hàm lượng khí NOtrong ao nuôi tôm thấp sẽ gây ảnh hưởng lớn cho tôm, nhưng nếu NO2 tăng cao sẽ kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu sẽ mắc các bệnh như:  bệnh phân trắng, bệnh gan tụy trên tôm, đốm trắng, hoại tử cơ,… hoặc chết khi sốc môi trường.
  •  Một tác hại mà khí độc NO2/NH3 gây ra phổ biến là gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu với các dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ.
  • Khi hàm lượng Nitrit trong ao quá cao, tôm nổi đầu và có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
 
Cơ chế hình thành khí độc NO2 trong ao nuôi
Trong quá trình nuôi, Tôm chỉ hấp thu được khoảng 30% lượng đạm có trong thức ăn, phần còn lại sẽ rớt đáy và tích lũy ở lớp bùn đáy tạo nên lượng ô nhiễm cực kỳ lớn. Quá trình chuyển hóa đạm diễn ra qua nhiều bước, do nhiều nhóm vi sinh vật tham gia nhưng quá trình hình thành khí độc NH3 nhanh hơn tốc độ chuyển hóa NH3 thành các chất không độc, dẫn đến sự tích lũy NH3 kéo theo NO2 ngày càng tăng.
NH3 (độc) sẽ được nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrosococcus sp chuyển hóa thành NO2- (rất  độc), gọi là quá trình Nitrite hóa.
NO2- tiếp tục được nhóm vi khuẩn Nitrobacter sp và Nitrospira sp chuyển hóa thành NO3- (rất ít độc),  gọi là quá trình Nitrate hóa và đây là giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa
Trong ao luôn có sự hiện diện của 2 nhóm vi khuẩn này nhưng mật độ rất thấp và chúng không thể tăng sinh tự nhiên nhanh như các loài vi khuẩn thông thường khác. Đặc biệt là nhóm vi khuẩn Nitrobacter sp và Nitrosprira sp vì chúng là vi khuẩn hiếu khí dẫn đến oxy là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nitrate hóa cũng như toàn bộ chuỗi phản ứng oxy hóa từ NH3 đến NO3-. NH3 một mặt đã xuất hiện từ những ngày đầu ngay khi có sự hiện diện của thức ăn tôm ở đáy ao, mặt khác lại được tích lũy dần theo số ngày nuôi đồng thời được Nitrite hóa thành NO2 gây độc cho tôm dẫn đến chết hàng loạt. Trong khi đó, quá trình Nitrate hóa lại diễn ra rất kém hiệu quả vì thiếu oxy là tình trạng chung ở các vùng nuôi của nước ta dẫn đến lượng khí NO2 ngày càng nhiều.
Hình 1: cơ chế hình thành khí độc trong ao nuôi tôm, cá
Nguyên nhân:
 Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng NO2 cao đó là:
  1. Quản lý lượng thức ăn cho ao nuôi chưa tốt dẫn đến dư thừa lượng thức ăn lớn dưới đáy ao, làm ô nhiễm môi trường nước ao sinh ra khí độc.
  2. Thả nuôi với mật độ cao do đó hằng ngày một lượng thức ăn lớn được cho vào ao nuôi, mặc dù thức ăn không dư thùa nhưng thực tế chỉ có khoảng 30 – 40% lượng thức ăn được tôm hấp thụ, trong khi đó có đến 60 – 70% lượng thức ăn bài tiết ra ngoài, gây nên hiện tượng ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi phát sinh ra khí độc NH3, NO2.
  3. Vi sinh vật hữu ích không tồn tại trong ao nuôi hoặc tồn tại với mật số rất thấp không đủ để chuyển hóa hoàn toàn các khí độc thành NO3 không gây độc cho tôm được
  4. Hàm lượng oxy không được cung cấp đầy đủ dẫn đến chu trình nitrat hóa không diễn ra hoàn toàn và dẫn đến việc tích tụ NO2 trong ao nuôi bên cạnh đó cũng làm giảm mật độ vi sinh vật hữu ích trong ao nuôi
 
Biện pháp phòng ngừa và khắc phục NO2:
Để hạn chế phát sinh khí độc NO2 bà con cần có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu vụ đó là:
-    Cải tạo ao nuôi một cách hoàn chỉnh, bùn bã, chất cặn bã phải loại bỏ hoàn toàn trước khi bắt đầu vụ mới.
-    Sử dụng sản phẩm vi sinh chất lượng có chứa nhóm vi khuẩn nitrat kết hợp đánh YUCCA liên tục và định kì trong suốt quá trình nuôi. Quản lí thức ăn tốt, tránh tình trạng dư thừa đồng thời cung cấp đủ oxy cho ao nuôi.
 
Khi xuất hiện khí độc NO2 trong ao nuôi tôm cần phải được xử lý ngay:
1. Điều chỉnh lại lượng thức ăn, tránh dư thừa.
2. Thay nước (nếu được) để giảm hàm lượng NO2 đến mức tối thiểu.
3. Tăng cường chạy quạt, bổ sung thêm oxy viên để đẩy nhanh quá trình nitrat hóa.
4. Sử dụng chế phẩm vi sinh SL POND CLEAR, SL BZT để thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy hữu cơ, giảm thiểu NO2 gây độc.
Hy vọng với những thông tin trên, bà con có thể áp dụng vào ao tôm của mình để gặt hái được nhiều thành công hơn.
Chúc Quý bà con được mùa bội thu!
Facebook
Tin tức mới
CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU CHIA SẺ GIẢI PHÁP NUÔI TÔM BỀN VỮNG - ĐẠI LÝ HẢI DƯƠNG- TỈNH KIÊN GIANG
Vừa qua ngày 20/03,Công Ty Song Long Khánh Hòa- đã tổ chức thành công một hội thảo khách hàng tại ...
Những khoáng chất nào cần cho tôm cá?
Trong Nuôi trồng thủy sản đặc biệt là trong nuôi tôm ngoài việc bổ sung thức ăn cho tôm thì ...
Sản phẩm mới
SL VITAMIN C-TAT - Kích thích tôm lột vỏ, Tăng cường sức đề kháng
– Tăng cường sức đề kháng, chống Stress khi thời tiết thay ...
SIÊU TỐC SONG LONG 999 -  ĐIỀU TRỊ ĐƯỜNG RUỘT CẤP TÍNH
– Chống còi, giúp tôm, cá giải độc tốt. – Điều trị đường ...
SONG LONG 123 XỬ LÝ TẢO, KHỬ PHÈN
– Xử lý tảo tàn, tảo lam, tảo xanh, tảo độc gây ...
SL PLU 888 KHỬ ĐỘC, KHỬ PHÈN, LÀM SẠCH NƯỚC
– Khi ao có các chất hữu cơ dạng keo lơ lửng, ...
NHẬT SONG LONG - NHIỄM ĐỘC TỐ GAN , ĐIỀU TRỊ TAURA
– Điều trị hiệu quả bệnh Taura, nhiễm trùng huyết, nhiễm độc ...
Hỗ trợ trực tuyến

Phòng CSKH: 0914 315 677

ĐT: 02862 602 111


Chất lượng hàng đầu - Thịnh vượng bền lâu

Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN SONG LONG KHÁNH HÒA
ĐT: 0862 602 111 - 0914 315 677
Email: ctysonglongkh@gmail.com
Địa chỉ: Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.Giấy CNĐKKD và MSDN: 4201566755 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 22/7/2013
Thống kê truy cập
007724641
Đang online: 4