02862 602 111 - 0914 315 677         ctysonglongkh@gmail.com      Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.
HOTLINE
0914 315 677
      
Kinh nghiệm nuôi thủy sản

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM BỆNH TRÊN TÔM

Trong quá trình thả nuôi tôm thì Thường xuyên theo dõi, quan sát tôm nuôi là một trong những khâu quan trọng cơ bản giúp phát hiện bệnh sớm tại ao nuôi. Từ đó, người nuôi sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả nhất cho ao tôm của mình.

Dưới đây là kinh nghiệm nhận biết các dấu hiệu tôm mắc bệnh trong quá trình quan sát nuôi hàng ngày:
  1. Thức ăn thừa.
Sức ăn là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe của tôm nuôi. Nếu lượng thức ăn trong ngày còn thừa quá nhiều là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tôm trong ao đang nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hiện tượng tôm bỏ ăn có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường thay đổi, tôm bị stress… Trong bất cứ trường hợp nào thì cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh để thức ăn thừa làm ô nhiễm môi trường. Thông qua sàng ăn có thể đánh giá được tình trạng phân, nếu phân tôm dài, không bị đứt đoạn là tôm sinh trưởng, phát triển tốt.
  1. Thay đổi ngoại hình tôm bất thường. 
Có thể nhận biết dấu hiệu bệnh trên tôm một cách chính xác thông qua các đặc điểm về ngoại hình.  Nếu màu sắc thân tôm, mang đổi màu, tôm bị cong thân, đục cơ, mềm vỏ (ngoài giai đoạn lột xác), phồng dộp là một trong những biểu hiện đặc trưng của tôm bị nhiễm bệnh.
Một số dấu hiệu điển hình:
- Đốm đen trên vỏ tôm: Những đốm đen trên vỏ tôm do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân phổ biến là bệnh đốm đen do vi khuẩn (vỏ tôm nhám, phụ bộ bị ăn mòn, râu cụt), đốm đen do virus (TSV) đi kèm với gan tụy vàng hơn bình thường ngoài ra tôm bị đen mang do những tổn thương vật lý.
- Thay đổi màu sắc phụ bộ và sắc tố: Tôm có phần chân đuôi chuyển sang màu đỏ cơ thịt hồng tái thường là dấu hiệu nhiễm WSSV. Còn tôm chỉ có chân đuôi đỏ thì thường do Taura và vi khuẩn. Ngoài ra chân bơi và chân bò của tôm có màu đen, nâu đen hoặc tái thì do môi trường ô nhiễm.
- Tôm bị mềm vỏ: 3 nguyên nhân chính của mềm vỏ tôm: thiếu khoáng, nhiễm virus và giai đoạn mãn tính (khi bị tôm bệnh phân trắng và tôm đạt 2 - 3g mắc bệnh vi bào tử trùng cũng có hiện tượng vỏ mềm). 
- Màu sắc mang thay đổi: Đen mang ( nguyên nhân chủ yếu do nền đáy dơ bẩn tạo điều kiện vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật phá hủy) Mang vàng (có thể do Virus bệnh đầu vàng (kết hợp vàng gan) hoặc xì phèn), mang đỏ do thiếu oxy). Đục cơ ( đục cơ kết hợp với cong thân ( do môi trường), màu trắng đục và có các điểm hoại tử nhỏ ở phần đuôi là biểu hiện của bệnh do virus, ngoài ra bệnh trắng mảng do vi khuẩn Bacillus cereus cũng làm xuất hiện các mảng trắng đục trên thân tôm. 
- Cơ thể tôm biến dạng: Tôm vểnh mang (chủ yếu do vi khuẩn), tôm cong thân kết hợp đục cơ (do thiếu khoáng và stress), cơ thể dị hình chủy đầu, phụ bộ, sống lưng là triệu chứng tôm nhiễm bệnh IHHNV.
  1. Đường ruột tôm.
        Đánh giá tình trạng sức khỏe tôm qua màu sắc đường ruột. Ảnh: UV Việt Nam.
Thông qua lượng thức ăn trong ruột tôm để đánh giá tình trạng thức khỏe tôm nuôi. Nếu thức ăn trong ruột tôm đầy, chứng tỏ tôm đang phát triển tốt, nếu đường ruột tôm ngắn hay bị đứt đoạn thì cho thấy tôm trong ao đang có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc lượng thức ăn không đủ theo nhu cầu của tôm.
Màu sắc đường ruột cũng đánh giá được sức khỏe của tôm nuôi. Thông thường tôm khỏe, tiêu hóa thức ăn tốt, đường ruột có màu thức ăn của thức ăn công nghiệp thường là màu vàng nhạt hoặc vàng sáng. Nếu đường ruột tôm có màu đỏ, hồng là màu của xác chết tôm, chứng tỏ trong ao nuôi có tôm mang bệnh. Đường ruột của tôm có màu tái hay trắng đục là khi đường ruột của tôm bị rỗng, không có thức ăn. Dấu hiệu này cho thấy tôm đang nhiễm bệnh, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.
  1. Thời gian đông máu tôm.
Sự hiện diện của vi khuẩn trong máu tôm được đo bằng thời gian đông máu tôm. Để kiểm tra thời gian đông máu, lấy vài giọt máu tôm bằng kim tiêm và trải lên lam kính sau đó tính thời gian đông máu tôm. Với tôm khỏe, thời gian đông máu khoảng 10 - 30 giây, nếu thời gian đông máu quá 30 giây có thể cho thấy cơ thể tôm đang nhiễm vi khuẩn.  
Facebook
Tin tức mới
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn về ...
So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng
Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và ...
Sản phẩm mới
NERIN – VITAMIN TỔNG HỢP
– Tăng cường sức đề kháng, chống stress khi thời tiết thay ...
KHOÁNG SL_SUPER PRO
– Bổ sung khoáng đa vi lượng giúp tôm chuyển hóa tốt ...
KHOÁNG SL_SUPER PRO
– Bổ sung khoáng đa vi lượng giúp tôm chuyển hóa tốt ...
KHOÁNG TẠT ĐA VI LƯỢNG - SL-GROWN
– Bổ sung khoáng chất, kích thích tôm lột vỏ đúng chu ...
HEVARINE - Điều TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM
– Chống được bệnh còi, bộp thân ở tôm. – điều trị dứt ...
Hỗ trợ trực tuyến

Phòng CSKH: 0914 315 677

ĐT: 02862 602 111


Chất lượng hàng đầu - Thịnh vượng bền lâu

Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN SONG LONG KHÁNH HÒA
ĐT: 0862 602 111 - 0914 315 677
Email: ctysonglongkh@gmail.com
Địa chỉ: Số 23 đường 53B Phường Tân Tạo Quận Bình Tân, TP.HCM.Giấy CNĐKKD và MSDN: 4201566755 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 22/7/2013
Thống kê truy cập
007918006
Đang online: 8