1. Nguyên nhân bị đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ?
Virus WSSV là tác nhân chính gây bệnh đỏ thân trên tôm sú. Ngoài ra, nhóm vi khuẩn Vibrio (Stapphylococus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus) tuy không là tác nhân chính gây bệnh nhưng chúng tác động khiến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng trong diện rộng. Khi tôm bị nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng bị bội nhiễm, bùng phát hội chứng chết đỏ, đặc biệt vào mùa đông xuân khi mà nhiệt độ xuống thấp dưới 300C.
2. Dấu hiệu tôm bị đỏ thân
Bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ với các biểu hiện của bệnh lý rất rõ ràng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi tôm nhiễm bệnh, xuất hiện các dấu hiệu như:
– Tôm yếu, tiêu thụ thức ăn kém, ruột rỗng không có thức ăn, bơi lờ đờ tấp mé, cơ thể tôm chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm (1 số trường hợp đỏ từ đốt đuôi trở lên)
– Xuất hiện đốm trắng với kích cỡ 0,5 – 2 mm ở vỏ tôm, đặc biệt ở phần giáp đầu ngực, đồng thời thân tôm chuyển sang màu đỏ.
– Khi giải phẫu và quan sát thấy gan tụy của một số con có màu trắng xám.
– Tôm có thể chết rải rác sau khi nhiễm bệnh, bệnh lây lan nhanh sau 5-7 ngày nhiễm bệnh tỷ lệ chết có thể lên đến 100% ao nuôi.
– Nguyên nhân của việc tôm chết rải rác là bởi nguồn tôm giống khác nhau và thời điểm bị nhiễm bệnh cũng là khác nhau.
Hình 1: Biểu hiện bệnh đỏ thân trên tôm thẻ và tôm sú
3. Cách phòng bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ
Theo các kết quả nghiên cứu cho biết, hiện nay bệnh đỏ thân ở tôm có 3 nguyên nhân gây bệnh, đó là do nhiễm virus, do môi trường và nhiễm khuẩn. Tôm bị nhiễm bệnh do môi trường và nhiễm khuẩn có thể xử lý, khắc phục được, còn những tôm bị nhiễm bệnh do virus thì chưa có biện pháp hữu hiệu để điều trị. Do vậy, việc phòng bệnh ngay từ ban đầu là việc cần thiết và rất quan trọng.– Bà con có thể sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra và loại bỏ những con giống có bị nhiễm bệnh, lựa chọn những con giống khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.
– Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, nếu nuôi ở vụ đông xuân thì cần phải điều chỉnh nhiệt độ ao nuôi không nên xuống thấp hơn 300C.
– Trong quá trình xử lý, cải tạo đáy ao: sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn và các loại thuốc diệt giáp xác hoang dã, động vật và các cá thể mang mầm bệnh khác. Sau đó cấy vi sinh (SL BZT) cho ao nuôi để tạo môi trường ổn định, sạch mầm bệnh.
– Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung thêm các loại Vitamin C, B, A, các loại khoáng chất thiết yếu cho khẩu phần ăn của tôm (Vitamin tổng hợp Nerin, vitamin C 70, khoáng SL superpro,…) kết hợp trộn cho ăn Nhật Song Long, Livexime liều 25ml/kg thức ăn, 3-5 ngày ăn 1 ngày để giải độc tố gan, tăng cường chức năng gan tụy cho tôm.
– Nên diệt khuẩn bằng Đại Thiệt Thảo và cấy men vi sinh SL BZT định kì 7 ngày/ lần để hạn chế mầm bệnh xâm nhập.
– Sử dụng lưới chắn để ngăn cản các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào trong ao nuôi.
– Nếu phát hiện tôm bị nhiễm bệnh trong giai đoạn tôm thương phẩm thì nên thu hoạch ngay sau đó dùng các loại sát khuẩn liều cao để xử lý nước ao trước khi thải ra môi trường để tránh lây lan bệnh qua nguồn nước thải ra.
– Khi phát hiện tôm có biểu hiện bệnh, nghi ngờ đỏ thân, tôm yếu cũng như sự cố tấp bờ cần tích cực hỗ trợ kịp thời: Dùng Đại Thiệt Thảo liều 2 lít/1000m3 nước. Sau 2h dùng Nhật Song Long liều 2 lít/1000m3 nước tạt đều khắp ao. Dùng Livexime trộn cho ăn liều 50-70ml/kg thức ăn cho ăn ngày 2 cữ sáng, chiều. Trưa cho ăn Nhật Song Long liều 50-70ml/kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày, ngày 3 cữ. Kết hợp xử lý môi trường bằng các chế phẩm sinh học, ổn định các yếu tố môi trường như độ kiềm, pH, Oxy hòa tan...
=> Nếu biện pháp quản lý môi trường tốt, kết hợp phòng bệnh ngay từ đầu bằng các sản phẩm thuốc thảo dược giúp tôm tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình sinh sản của virus, từ đó có nhiều cơ hội kéo dài vụ nuôi cho tới kỳ thu hoạch.
Mọi thông tin cần được tư vấn vui lòng liên hệ đến số Hotline 0914.315.677 để được các kỹ thuật viên tư vấn trực tiếp.